Chào luật sư, bác tôi đánh nhau gây thương tích nặng cho người cùng xã; nên đang bị cơ quan điều tra tạm giam. Nhà bác muốn bán nhà đất để lấy tiền bồi thường. Từ hôm bị bắt gia đình tôi không được gặp bác nên không biết định bán luôn hay như thế nào? Luật sư cho em hỏi Người bị tạm giam có giao dịch bán nhà được không? Mong nhận được tư vấn
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư X Mời bạn tham khảo bài viết sau đây để hiểu thêm về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
Người bị tạm giam có giao dịch bán nhà được không?
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai, người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
- Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
- Đất không có tranh chấp;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, trường hợp nhà đất có đủ các điều kiện nêu trên thì chủ tài sản dù đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang chấp hành án phạt tù vẫn được chuyển nhượng theo quy định của pháp luật.
Giao dịch bán nhà đất khi đang bị tam giam
Về trình tự, thủ tục, bác của bạn đang bị tạm giam nên bác bạn có thể thực hiện theo một trong hai cách sau để thực hiện giao dịch
Trực tiếp ký hợp đồng mua bán
Bạn liên hệ với tổ chức công chứng (Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng) trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh nơi có nhà đất và đề nghị họ dự thảo và chứng nhận hợp đồng mua bán nhà đất.
Bạn cần phải cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ về nhân thân, tài sản của bên mua và bên bán, thông tin cơ quan giam giữ cho tổ chức công chứng. Xét thấy thành phần hồ sơ, giấy tờ đủ điều kiện chuyển nhượng, tổ chức công chứng sẽ có văn bản gửi cơ quan giam giữ để đề nghị sắp xếp thời gian, địa điểm ký hợp đồng mua bán.
Nếu xét thấy tài sản không bị kê biên và việc công chứng viên tiếp xúc với người bị tạm giam không ảnh hưởng đến bí mật của hoạt động điều tra, cơ quan chức năng sẽ thông báo thời gian cụ thể để công chứng viên thực hiện nhiệm vụ. Toàn bộ quá trình bố bạn ký hợp đồng chuyển nhượng sẽ chịu sự giám sát của cơ quan giam giữ để đảm bảo rằng không có bất kỳ hành vi nào có thể gây khó khăn, cản trở hoạt động điều tra.
Sau khi bố bạn ký hợp đồng thì thủ trưởng cơ quan giam giữ xác nhận trên hợp đồng về việc bố bạn là đối tượng đang bị tạm giam.
Trường hợp vì lý do nào đó mà cơ quan giam giữ không đồng ý thì sẽ có văn bản trả lời để tổ chức công chứng được biết.
Bán nhà đất thông qua ủy quyền
Bác bạn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện các thủ tục mua bán. Cách thức công chứng viên chứng nhận hợp đồng ủy quyền tại cơ quan giam giữ được thực hiện tương tự như trường hợp thứ nhất.
Cách làm này linh hoạt hơn bởi người nhận ủy quyền có toàn quyền thay mặt chủ sở hữu tài sản để mua bán, chuyển nhượng tài sản nên sẽ chủ động hơn trong quá trình thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan.
Về việc người bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù cầm cố, thế chấp tài sản.
Theo quy định của các tổ chức tín dụng thì người có nhu cầu thế chấp để vay vốn thì cần phải có phương án sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, có khả năng trả gốc và lãi đúng hạn. Việc chủ tài sản bị tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù được xác định là không đảm bảo các điều kiện nói trên nên sẽ bị từ chối cầm cố, thế chấp tài sản.
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Tạm giam bao lâu thì được gặp mặt?
Theo quy định của pháp luật, các trường hợp có thể bị tạm giam bao gồm:
- Tạm giam có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng;
- Tội rất nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng; tội ít nghiêm trọng thuộc các trường hợp quy định; tại khoản 2 Điều 119 bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai; hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, là người già yếu, người bị bệnh nặng; mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng, cũng có thể bị áp dụng biện pháp tạm giam; nếu thuộc trường hợp tại khoản 4 Điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Trong một số trường hợp, lệnh tạm giam; phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành. Khi hết thời hạn tạm giam và phải trả tự do cho người bị tạm giam. Nếu xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể thời gian bị tạm giam bao lâu thì được gặp mặt. Nhưng trên thực tế đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam; thăm gặp theo quy định của pháp luật và không thuộc trường hợp thân nhân không được thăm gặp; thì người bị tạm giữ, tạm giam được gặp người thân. Số lần gặp phải tuân theo quy định của pháp luật
Mời bạn xem thêm bài viết
- Chế độ ăn của người bị tạm giam
- Có áp dụng hình thức tạm giam với phụ nữ có thai không?
- Cách làm giấy tờ mua bán đất viết tay theo quy định pháp luật
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về tặng cho đất
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người bị tạm giam có giao dịch bán nhà được không?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; cách tra cứu quy hoạch xây dựng,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo đó tại khoản 2 Điều 119 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015; các căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam gồm có:
Đã bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác nhưng vi phạm.
Không có nơi cư trú rõ ràng hoặc không xác định được lý lịch của bị can.
Bỏ trốn hoặc bị bắt do bỏ trốn hoặc có dấu hiệu trốn truy nã
Tiếp tục phạm tội hoặc có dấu hiệu tiếp tục phạm tội.
Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án; tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại; người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Theo đó, tại khoản 4 điều 119 Bộ luật tố tụng hình sự 2015; quy định về việc áp dụng, hình thức tạm giam với bị can, bị cáo như sau :
Đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; là người già yếu, người bị bệnh nặng mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác; trừ các trường hợp:
a) Bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã;
b) Tiếp tục phạm tội;
c) Có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối; cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án; tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này;
d) Bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ; xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.
Theo quy định trên, thì đa phần các trường hợp thì không áp dụng việc tạm giam đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai; hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi, việc tạm giam này chỉ được áp dụng; khi có đủ các căn cứ xác định việc người này; có hành vi bỏ trốn, hoặc gây tổn hại đến người khác…