Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông ngày càng gia tăng ở Việt Nam. Tai nạn giao thông có thể do say rượu, bất cẩn, lái xe chạy quá tốc độ hoặc do chính phương tiện giao thông gây ra. Vì vậy, khi xảy ra tai nạn giao thông, cơ quan công an luôn tiến hành tịch thu phương tiện để điều tra, xác minh, làm rõ sự việc. Vậy Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định điều kiện, thời hạn, thủ tục tạm giữ phương tiện đã gây tai nạn giao thông như thế nào? Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không theo quy định? Cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này ở bài viết sau đây.
Căn cứ pháp lý
Các trường hợp và điều kiện tạm giữ xe gây tai nạn
Theo quy định tại điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì việc tạm giữ phương tiện giao thông chỉ được áp dụng trong những trường hợp thật cần thiết sau:
- Để xác minh tình tiết mà không tạm giữ phương tiện thì không có căn cứ quyết định xử phạt hoặc tạm giữ để định giá phương tiện gây tai nạn làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt.
- Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ tiếp tục gây hậu quả nghiêm trọng.
- Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt của người gây tai nạn.
- Nếu có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc.
Bên cạnh đó, việc tạm giữ phương tiện giao thông cần tuân thủ những điều kiện sau:
- Chỉ những người có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt hành chính hoặc xử phạt tịch thu tang vật theo pháp luật mới có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn.
- Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.
- Công an hoặc người có thẩm quyền tiến hành tạm giữ phương tiện giao thông trong vụ việc tai nạn giao thông phải lập quyết định tạm giữ và biên bản tạm giữ.
Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
Người ra quyết định tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy định về việc tạm giữ phương tiện giao thông
Khi một vụ việc tai nạn giao thông xảy ra, công an hoặc người có thẩm quyền theo quy định pháp luật có quyền tạm giữ các phương tiện giao thông có liên quan để phục vụ cho công tác khám nghiệm, góp phần vào quá trình điều tra giải quyết vụ việc. Quá trình tạm giữ phương tiện giao thông phải được tiến hành theo quy định của pháp luật. Dựa vào Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì việc tạm giữ phương tiện giao thông cần tuân thủ những điều kiện sau:
Điều kiện 1:
Chỉ những người có thẩm quyền đưa ra hình thức xử phạt hành chính hoặc xử phạt tịch thu tang vật theo pháp luật mới có thẩm quyền tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn.
Điều kiện 2:
Việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn chỉ được áp dụng khi nhận thấy thật sự cần thiết vì một trong những lý do sau đây:
- Việc tạm giữ này giúp cho việc điều tra, xác minh những tình tiết còn chưa rõ ràng để từ đó mới có đầy đủ cơ sở để ra quyết định xử phạt.
- Việc tạm giữ này nhằm mục đích ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính khác mà nếu như không tạm giữ thì để chủ sở hữu tiếp tục sử dụng hây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.
- Việc tạm giữ này như một biện pháp bảo đảm để người có lỗi phải thi hành quyết định xử phạt theo quy định pháp luật.
- Nếu có cơ sở cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì phương tiện sẽ bị tẩu tán, tiêu hủy gây ảnh hưởng đến quá trình điều tra xác minh vụ việc (thường những vụ việc này sẽ có yếu tố hình sự).
Điều kiện 3:
Công an hoặc người có thẩm quyền tiến hành tạm giữ phương tiện giao thông trong vụ việc tai nạn giao thông phải lập quyết định tạm giữ và biên bản tạm giữ. Biên bản tạm giữ (có mẫu do Chính phủ quy định) phải có những nội dung như: tên loại, số lượng và tình trạng phương tiện thực tại thời điểm tạm giữ.
Sau khi lập biên bản thì người ra quyết định tạm giữ và chủ sở hữu của phương tiện hoặc người đại diện của tổ chức có phương tiện vi phạm phải ký vào biên bản mới có giá trị hiệu lực. Nếu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm không có mặt; hoặc không chịu ký thì có thể thay thế bằng chữ ký của hai người làm chứng. Biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản giao cho người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ; 01 bản giao cho chủ thể vi phạm.
Người ra quyết định tạm giữ phương tiện giao thông gây ra tai nạn phải có trách nhiệm quản lý; bảo quản phương tiện. Nếu phương tiện đó có bất kỳ mất mát hay hỏng hóc gì thì người ra quyết định tạm giữ sẽ phải tiến hành bồi thường theo quy định của pháp luật dân sự và bị xử lý theo quy định pháp luật.
Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không?
Căn cứ quy định tại điều 38 luật giao thông đường bộ, khi xảy ra tai nạn giao thông, những người có mặt tại nơi xảy ra vụ tai nạn có trách nhiệm báo tin cho cơ quan công an, y tế hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất để các cơ quan này kịp thời có mặt tại hiện trường để điều tra vụ tai nạn. Khi đó, xe của người gây tai nạn cũng như xe của người bị tai nạn đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác điều tra và thẩm quyền tạm giữ xe để điều tra thuộc về đơn vị cảnh sát giao thông có mặt tại hiện trường sau khi tiếp nhận tin báo, sau đó sẽ chuyển sang cơ quan công an điều tra nếu vụ tai nạn có dấu hiệu tội phạm. Việc tạm giữ phương tiện gây ra tai nạn phải được thực hiện theo đúng trình tự thủ tục luật định như phải có biên bản, quyết định tạm giữ…
Vì vậy, Người bị tai nạn giao thông sẽ không có quyền giữ xe của người gây ra tai nạn giao thông.
Mời bạn xem thêm:
- Năm 2022 cảnh sát cơ động được xử phạt những lỗi nào với người tham gia giao thông?
- Quy định về sử dụng đất hành lang giao thông năm 2022 như thế nào?
- Thời hạn xử lý vi phạm giao thông phạt nguội là bao lâu?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là …quyết toán thuế, uỷ quyền quyết toán thuế, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Sau khi xác định được những tình tiết làm căn cứ đầy đủ cho việc ra quyết định xử phạt hành chính hoặc đã đảm bảo ngăn chặn hành vi vi phạm không còn gây ra nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt hành chính được thi hành thì việc tạm giữ phương tiện giao thông gây tai nạn chấm dứt.
Nếu việc tạm giữ phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt mà người vi phạm nộp tiền phạt nhiều lần thì sau khi nộp phạt lần đầu thì người vi phạm sẽ được trả lại phương tiện bị tạm giữ.
Nếu việc tạm giữ phương tiện để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt mà chủ phương tiện có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tàu chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể làm đơn để được xin giữ phương tiện. Việc tự giữ phương tiện giao thông vi phạm vẫn được cơ quan có thẩm quyền tiến hành giám sát, quản lý.
Trong trường hợp này vụ việc sẽ được đơn vị cảnh sát giao thông chuyển cho đơn vị điều tra có thẩm quyền điều tra tội phạm về trật tự xã hội. Theo đó, phương tiện bị tạm giữ cùng với toàn bộ hồ sơ vụ án sẽ được bàn giao cho cơ quan điều tra có thẩm quyền. Lúc này, phương tiện giao thông sẽ được coi là vật chứng của vụ án. Khi phương tiện được coi là vật chứng thì pháp luật không quy định về thời hạn tạm giữ bởi sẽ phụ thuộc vào thời hạn điều tra giải quyết vụ án.
Trong quá trình giải quyết, nếu nhận thấy việc tạm giữ phương tiện không còn giúp ích cho vụ án thì cơ quan có thẩm quyền có thể quyết định trả lại phương tiện. Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện.
Trong trường hợp vụ việc tai nạn không có dấu hiệu tội phạm và người vi phạm chỉ bị xử phạt hành chính thì thời hạn tạm giữ phương tiện được áp dụng theo khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 là trong vòng 07 ngày kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày giữ phương tiện.
Nếu vụ việc tai nạn thuộc trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh và thuộc trường hợp phải giải trình thì thời hạn tạm giữ phương tiện có thể kéo dài thêm 30 ngày, tổng thời hạn không quá 60 ngày. Việc xin gia hạn phải lập bằng văn bản và có chữ ký của thủ trưởng trực tiếp của người có thẩm quyền đang tiến hành giải quyết vụ việc.