Người bị hạn chế năng lực pháp luật là những ai? Những người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là những người không thể tự mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự theo quy định. Họ có đầy đủ năng lực hành vi dân sự nhưng bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là do nghiện ma túy, thuốc lắc, heroin, nghiện các chất kích thích như rượu, bia…làm cho tinh thần không ổn định, không tỉnh táo. Bài viết dưới đây Luật sư X sẽ cung cấp cho bạn đọc các quy định pháp luật về hạn chế năng lực pháp luật dân sự.
Quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự
Theo quy định tại Điều 24 của Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 24. Hạn chế năng lực hành vi dân sự
1. Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Tòa án quyết định người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện.
2. Việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị Tòa án tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luật liên quan có quy định khác.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người bị hạn chế năng lực pháp luật là những ai?
Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật dân sư 2015 quy định như sau: “Người nghiện ma túy, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án có thể ra quyết định tuyên bố người này là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần”.
Khi người thành niên về nguyên tắc sẽ là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nhưng trong trường hợp một số cá nhân đó nếu được ứng xử như người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm họng tới những người có quyền, lợi ích liên quan đến mình nên nhà làm luật phải ghi nhận trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người hạn chế năng lực hành vi dân sự phải thoả mãn các điều kiện:
Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình. Điều kiện này nhấn mạnh việc nghiện các chất kích thích, bao gồm ma tuý và hậu quả phải là phá tán tài sản gia đình.
Người có quyền, lợi ích liên quan hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan làm đơn yêu cầu Toà án tuyên bổ người này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Điều 24 Bộ luật Dân sự không quy định phải có kết quả giám định của cơ quan y tế nhưng Toà án có thể căn cứ vào những xem xét thực tế để ra quyết định Tuyên bố cá nhân này bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Sau khi có quyết định tuyên bố một cá nhân bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì chính trong quyết định này, Toà án sẽ chỉ định người đại diện cho pháp luật của cá nhân này. Các giao dịch của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà liên quan đến tài sản thì phải được người đại diện đồng ý. Nếu người đại diện không đồng ý, người đại diện có quyền yêu cầu Toà án tuyên giao dịch đó vô hiệu (Điều 125 Bộ luật Dân sự năm 2015). Những giao dịch mà phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày hay những giao dịch không liên quan đến tài sản thì vẫn do chính người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thực hiện, tự chịu trách nhiệm.
Khi không còn căn cứ để tuyên bố người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, tức là người này không còn bị nghiện ma tuý, chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản gia đình thì chính cá nhân này hoặc người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan sẽ làm đơn yêu cầu để Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định đã tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự có được giao kết hợp đồng lao động không?
Khoản 1 Điều 3 Bộ luật lao động năm 2019 quy định: “1. Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động”.
Ngoài ra Điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động như sau:
“1. Người lao động trực tiếp giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động. Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.
3. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
c) Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.
4. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;
c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;
d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động. 5. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động”.
Như vậy, người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:
(i) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;
(ii) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;
(iii) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;
(iv) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.
Pháp luật lao động không có quy định nào về người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Điều kiện để trở thành người lao động mà Bộ luật lao động năm 2019 quan tâm đó là về độ tuổi và khả năng lao động. Tuy nhiên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự bị hạn chế về khả năng nhận thức và điều chỉnh hành vi. Do đó, hầu như các giao dịch của người bị hạn chế đều phải thực hiện qua người đại diện của người bị hạn chế. Vì thế, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự khi ký hợp đồng lao động vẫn phải thông qua người đại diện của người bị hạn chế.
Mời bạn xem thêm:
- So sánh thống kê và kiểm kê đất đai theo quy định pháp luật hiện hành
- Luật nuôi dưỡng cha mẹ theo quy định pháp luật
- Quy định pháp luật người khuyết tật 2022 mới nhất
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Người bị hạn chế năng lực pháp luật là những ai?”. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn về các vấn đề như Trích lục ghi chú ly hôn, xác nhận độc thân, , trích lục quyết định ly hôn, ly hôn đơn phương… của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tư vấn.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố người bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự sau khi có đơn yêu cầu tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Là những người có quyền và lợi ích có liên quan, người đại diện hợp pháp của họ đối với những người nghiện các chất ma túy, các chất kích thích không thể làm chủ và điều khiển được hành vi của mình.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì họ tự hạn chế chứ không bị mất hết năng lực hành vi dân sự của mình. Thế nên họ vẫn có thể tự mình tham gia được một số giao dịch dân sự nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của họ như mua quần áo, mua đồ ăn…
Các giao dịch dân sự của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà tài sản là bất động sản thì phải thông qua người đại diện trừ các trường hợp mà pháp luật cho phép họ tự thực hiện giao dịch. Căn cứ quy định tại điều 136 luật dân sự 2015, người đại diện theo pháp luật của cá nhân, gồm:
Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
Người đại diện theo pháp luật được Tòa án chỉ định.