Từ xa xưa, khi con người vừa tách ra khỏi thiên nhiên đã có sự liên kết giữa đàn ông và đàn bà. Ban đầu, sự liên kết đó đã mang tính nhất thời, lỏng lẻo, dễ dàng bị phá vỡ. Cùng với thời gian, sự liên kết đó dần mang tính bền chặt, lâu dài, dựa trên sự chung sống. Và trong quá trình sinh sống, họ sẽ có những người con chung. Đó gọi là gia đình. Nhưng một số người, họ lại có một số hành vi làm trái với nguyên tắc trên. Đó gọi là ngoại tình. Vậy người ngoại tình có bị hạn chế quyền gì khi ly hôn không? Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con ? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Ngoại tình là gì ?
Hành vi ngoại tình hiện rất phổ biến trong cuộc sống hiện nay. Chồng thì kiện vợ ngoại tình, vợ thì lại kiện chồng ngoại tình. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này.
Nói một cách tổng quát nhất, ngoại tình thường đề cập đến các mối quan hệ yêu đương nói chung, từ cấp độ thấp nhất là có tình cảm với nhau đến mức cao hơn là sống chung như vợ chồng. Khi một người đang trong mối quan hệ hôn nhân có mối quan hệ tình cảm hoặc sống với người khác, đó là một hành động ngoại tình.
Một cặp vợ chồng có mối quan hệ ngoài hôn nhân có quan hệ tình dục với nhau cũng được coi là ngoại tình.
Ngoại tình trong thực tế có nhiều hậu quả tiêu cực, đặc biệt đó là nguyên nhân chính phá vỡ hạnh phúc gia đình, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.
Ngoại tình có vi phạm luật hôn nhân gia đình không?
Cần phải khẳng định rằng ngoại tình chắc chắn vi phạm pháp luật. Cụ thể, về tình cảm vợ chồng, khoản 1, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
Vì thế, vợ chồng có bổn phận yêu thương và chung thủy với nhau. Nếu một bên có mối quan hệ tình cảm hoặc sống với người khác trong khi có mối quan hệ hôn nhân thì đó là vi phạm quy định này.
Và ngoại tình là một trong những hành vi vi phạm nghĩa vụ quy định tại khoản 1, Điều 19 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu trên. Và hành vi đó sẽ được xử lý theo quy định của pháp luật.
Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn; cha mẹ vẫn có quyền; nghĩa vụ trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con?
Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom; chăm sóc; nuôi dưỡng; giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
1. Sau khi ly hôn; cha mẹ vẫn có quyền; nghĩa vụ trông nom; chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Ngoại tình bị phạt bao nhiêu tiền?
Trước đây, quy định về xử phạt hành chính với hành vi ngoại tình sẽ chỉ bị xử phạt từ 1 đến 3 triệu đồng tại Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP. Đến thời điểm 01/09/2020 khi Nghị định 82/2020/NĐ-CP có hiệu lực, mức xử phạt về ngoại tình đã tăng lên là 3 – 5 triệu đồng:
Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;
c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về “Ngoại tình có bị tước quyền nuôi con“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thành lập công ty thủ tục thành lập công ty hay tìm hiểu về mẫu giấy xác nhận tình trạng độc thân để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Có được hưởng di sản thừa kế khi chỉ chung sống như vợ chồng QĐ chi tiết
- Bị hại có đơn bãi nãi thì vụ án hình sự có bị tiếp tục khởi tố không theo QĐ 2022?
- Quân nhân có được ly hôn không?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP
“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;
b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.”
Bằng chứng ngoại tình có thể là hình ảnh, tin nhắn, băng ghi hình, … cho thấy chồng/ vợ ngoại tình.
Cũng có thể sử dụng kết quả giám định xét nghiệm ADN người con riêng của chồng hay vợ. Chứng minh đứa bé không phải con của mình nhưng có một phần giọt máu của người chung chăn gối cũng đồng thời khẳng định rằng họ đã ngoại tình.
Theo đó, về vấn đề chia tài sản sẽ được phân chia theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Như vậy, trường hợp người chồng ly hôn vì vợ ngoại tình, Toà án hôn nhân và gia đình không có chức năng xử lý về tội ngoại tình của người vợ, tuy nhiên toà có thể lấy yếu tố lỗi ngoại tình để chia cho người chồng phần tài sản nhiều hơn theo yếu tố trình bày ở trên là “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”