Chào Luật sư, tôi muốn hỏi việc giải thích hợp đồng được quy định như thế nào? Tôi vừa đọc lại hợp đồng của công ty tôi và một công ty của bên đối tác thì thấy còn nhiều vấn đề vẫn chưa được quy định rõ. Nếu như trong trường hợp giữa các bên có sự giải thích khác nhau về hợp đồng hay mâu thuẫn với nhau thì áp dụng quy tắc giải quyết ra sao? Nghĩa vụ giải thích hợp đồng được quy định như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Chúng tôi xin được giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Giải thích hợp đồng là gì?
Ở một góc độ khác, cũng đã có những quy định đối với việc giao kết một hợp đồng thì cần phải xác định được sự cần thiết phải giải thích hợp đồng có thể do nhiều nguyên nhân. Đầu tiên, việc giải thích hợp đồng giúp cho các bên khi tham gia hợp đồng có thể hiểu biết thêm về các điều khoản có trong hợp đồng để tránh việc gây ra những hiểu lầm không đáng có dẫn đến những rủi do trong quá trình các bên tham gia và quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trên cơ sở quy định của pháp luật nước ta thời ký trước cũng đã có quy định về các điều lệ tạm thời, trong đó đã có nhắc đến quy định về những nguyên tắc xử lý của pháp luật hiện hành về vấn đề trong việc chấp hành chế độ hợp đồng kinh tế do Hội đồng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, pháp luật lúc bấy giờ đã có nhắc đến hợp đồng kinh tế nhưng không quy định nào liên quan và nói về vấn đề giải thích về hợp đồng trong quy định này cả. Do đó, thuật ngữ về “Giải thích hợp đồng” theo như quy định của pháp luật hiện hành thì được xác định là vấn đề mà quy định liên quan đến chế định hợp đồng. Thuật ngữ này được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật dân sự 1995 của nước ta.
Theo như quy định của pháp luật dân sự của nước ta thì bản chất của hợp đồng được xác định dưới góc độ pháp lý này chính là sự thỏa hiệp giữa các ý chí của các bên khi tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng này, việc này có thể hiểu là hợp đồng được các bên tham gia và ký kết chỉ khi có sự ưng thuận giữa các bên tham gia hợp đồng với nhau và các bên cùng nhau đưa ra các điều khoản, tự do quy định nội dung hợp đồng dựa theo quy định của pháp luật hiện hành,. Bên cạnh đó thì trong việc giao kết hợp đồng thì mục đích hướng tới ở đây là lợi nhuận, nên chính vì thế mà trong hợp đồng các bên có quyền tự do xác định phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thỏa thuận để giao kết hợp đồng này.
Chính bởi vì, pháp luật không có quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng mà để cho các bên tự thỏa thuận, cho nên, sẽ đẫn đến việc các chủ thể cùng nhau tham gia ký kết một hợp đồng sẽ có một số điều khoản chưa rõ ràng và cụ thể, gây khó hiểu hoặc hiểu nhầm cho các bên thì giải thích hợp đồng chính là quy định để giải quyết vướng mắc nêu trên. Do đó, từ lúc này pháp luật dân sự đã đưa vấn đề giải thích hợp đồng vào trong việc giao kết hợp đồng của các bên dân sự. Không những thế mà pháp luật này còn có quy định về nguyên tắc của giải hợp đồng là giải thích theo hướng có lợi nhằm bảo đảm quyền lợi tối đa cho các chủ thể giao kết hợp đồng.
Tuy rằng đã có những quy định về giải thích hợp đồng nhưng trên thực tế, vì lý do nào đó mà hợp đồng được xác lập có nội dung không rõ ràng dẫn đến khó khăn trong việc thực hiện sau khi hợp đồng được các bên thỏa thuận và ký kết phát sinh hiệu lực, quyền và nghĩa vụ của các bên bị ràng buộc bởi nội dung được quy định trong hợp đồng. Trong trường hợp này hợp đồng cần được giải thích, làm rõ tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng vào thực tiễn. Cụ thể, được quy định tại Điều 404 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về việc giải thích hợp đồng
Từ những phân tích nêu ở trên thì có thể hiểu một cách đơn giản về giải thích hợp đồng là việc xác định nội dung của hợp đồng, và việc giải thích thường để giải quyết vấn đề giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng để biết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng dân sự.
Nghĩa vụ giải thích hợp đồng được quy định như thế nào?
Điều 404 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về giải thích hợp đồng như sau:
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.
2. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.
3. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
4. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
5. Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
6. Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.
Giải thích hợp đồng là việc các bên cùng nhau thỏa thuận về việc giải thích những nội dung khó hiểu bên trong hợp đồng, dựa trên các cơ sở về ngôn từ của hợp đồng, về ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng. Do đó, khi xảy ra tranh chấp hợp đồng, Tòa án có thể áp dụng điều khoản: “Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia” để đánh giá bên doanh nghiệp bạn có phải là đơn bên yếu thế hay không, từ đó có cơ sở để yêu cầu bên bán phải chịu trách nhiệm về những điều khoản gây bất lợi cho bên bạn trong hợp đồng.
Quy định của pháp luật về hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là một loại giao dịch dân sự, chứa đựng các điều khoản làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên trong hợp đồng dân sự. Khác với hành vi pháp lý đơn phương, hợp đồng dân sự đòi hỏi phải có từ hai bên trở lên trong quan hệ hợp đồng.
Hiện nay hợp đồng là căn cứ phổ biến, thông dụng làm PHÁT SINH quan hệ ràng buộc giữa các bên và giúp các bên thống nhất được các nội dung thỏa thuận để đạt được mục đích của mình.
Nội dung chủ yếu của hợp đồng là quyền và nghĩa vụ các bên; trách nhiệm của các bên khi không thực hiện theo đúng cam kết trong hợp đồng; thời gian, địa điểm và phương thức thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng;… Tuy nhiên, có rất nhiều loại hợp đồng dân sự trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, như xây dựng, đầu tư, doanh nghiệp, tài chính,.. tùy thuộc vào đặc thù của ngành mà nội dung hay các điều khoản trong các loại hợp đồng khác nhau hết sức đa dạng.
Nguyên tắc giao kết hợp đồng hiện nay thế nào?
Nguyên tắc lớn nhất và cũng là nguyên tắc đặc trưng nhất trong quan hệ dân sự là tôn trọng sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cũng như các bên trong các giao dịch dân sự khác. Các chủ thể giao kết hợp đồng tự do cam kết với nhau về việc xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự nhưng phải đảm bảo không vi phạm điều cấm của pháp luậtvà không trái đạo đức xã hội.
Nguyên tắc quan trọng không kém trong quan hệ dân sự là nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng khi giao kết hợp đồng. Theo đó, việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự được diễn ra hoàn toàn theo ý chí của các bên mà không có bất cứ sự ép buộc hay can thiệp nào từ các chủ thể khác. Nếu vi phạm nguyên tắc này, giao dịch dân sự sẽ không được pháp luật công nhận và bảo vệ.
Có thể bạn quan tâm
- Mất căn cước công dân gắn chip có tìm được không?
- Trường hợp con thay cha mẹ đã chết hưởng di sản thừa kế là gì?
- Nhà đang trả góp có phải là di sản thừa kế không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nghĩa vụ giải thích hợp đồng được quy định như thế nào?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như thành lập công ty liên doanh, mẫu đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, hợp pháp hóa lãnh sự ở hà nội, dịch vụ luật sư thành lập công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Về chủ thể và cách thức giải thích hợp đồng, các bên có thể tự thỏa thuận và ghi nhận thỏa thuận đó trong hợp đồng.
Giải quyết tranh chấp hợp đồng hiện nay thông qua 4 hướng sau:
Thương lượng: Giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thường được giải quyết bằng phương thức này để có thể giảm thiểu chi phí và giải quyết tranh chấp nhanh chóng nhất
Hòa giải: Phương thức hòa giải được tiến hành thông qua một bên trung gian, thường là hòa giải viên hoặc trung tâm hào giải. Khi hai bên không tự thương lượng, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng, việc nhờ đến một đơn vị thứ ba có am hiểu kiến thức pháp luật, có cách nhìn tổng quan và khách quan về vụ việc sẽ giúp tranh chấp được giải quyết một cách chính xác hơn.
Thông qua trọng tài: Giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài ngày nay càng được sử dụng nhiều hơn, nhất là trong các hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Thông qua tòa án: khi tranh chấp hợp đồng không được giải quyết theo ba phương thức ở trên, các bên trong quan hệ dân sự nộp đơn khởi kiện đến cơ quan Tòa án có thẩm quyền để được giải quyết một cách công bằng, khách quan và đúng với quy định của pháp luật nhất.
Nguồn pháp luật điều chỉnh
Xác định rõ chủ thể có thẩm quyền giao kết hợp đồng
Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
Điều khoản về vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng
Các chế tài xử lý khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng