Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác
No Result
View All Result
Luật Sư X
No Result
View All Result
Home Tình huống Luật Lao Động

Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

letrang19012000 by letrang19012000
Tháng 4 26, 2022
in Luật Lao Động
0

Có thể bạn quan tâm

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng được gia hạn không?

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

Sơ đồ bài viết

  1. Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?
  2. Thông tin liên hệ Luật sư X
  3. Câu hỏi thường gặp

Xin chào Luật sư, sắp tới tôi dự định làm người giúp việc gia đình. Công việc khá vất vả nhưng tôi chưa biết mình sẽ được hưởng những quyền lợi như thế nào? và nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình như thế nào? theo quy định của pháp luật về lao động. Vậy tôi rất mong được Luật sư tư vấn, giải đáp giúp tôi về vấn đề này.

Trân trọng cảm ơn Luật sư.

Người giúp việc gia đình cũng là người lao động. Tuy nhiên, do đặc thù công việc nên cũng có sự khác biệt lơn trong nghĩa vụ của NSDLĐ. Chính vì vậy, bài viết dưới đây của Luật sư X; chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp về Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

Cơ sở pháp lý

Bộ luật lao động năm 2019

Nội dung tư vấn

Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

Theo Điều 163 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động ngoài các nghĩa vụ thông thường đối với người lao động còn phải thực hiện 06 nghĩa vụ đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình, đó là các nghĩa vụ sau:

Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động

Các thỏa thuận được giao kết trong hợp đồng gần tương tự với các thỏa thuận giao kết hợp đồng lao động khác với các điều khoản về nơi làm việc, điều kiện làm việc, tiền lương, thưởng, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, an toàn, vệ sinh lao động, giải quyết tranh chấp lao động,…

Nội dung các điều khoản này có thể có sự khác biệt rất lớn so với hợp đồng lao động thông thường như nội dung về tiền lương, các khoản tiền tương đương với tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thời giờ làm việc mang tính đặc thù của công việc làm tại gia đình, các công việc cũng phải được quy định cụ thể hơn và có thể nhiều hơn về số lượng so với các công việc khác, các điều khoản về an toàn, vệ sinh lao động gắn liền với các yếu tố vật chất trong hộ gia đình, gia đình. Vì vậy khiến hoạt động thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động có sự khác biệt.

Tuy nhiên, dù thỏa thuận có nhiều và dài thế nào, thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng.

Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật

Người sử dụng lao động bình thường có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động. Tuy nhiên, trường hợp người lao động là người giúp việc trong gia đình, người sử dụng lao động không trực tiếp đóng bảo hiểm cho người lao động, mà thực hiện trả cho người lao động một khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Tôn trọng danh dự nhân phẩm của người giúp việc gia đình

Người lao động là người giúp việc trong gia đình chủ yếu là phụ nữ. Những người này thực hiện các công việc gia đình như chăm sóc trẻ em, người bệnh, nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa.

Theo định kiến xã hội, những công việc này được cho là những công việc không được coi trọng. Người sử dụng lao động đối với bất kỳ người lao động nào cũng phải tôn trọng danh dự, nhân phẩm, nhưng đặc biệt đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình vì những người này làm việc không được coi trọng, trong môi trường gia đình và tiếp xúc chủ yếu với những người trong gia đình, cũng như là phụ nữ nên dễ bị bắt nạt, bóc lột, quấy rối tình dục,…

Do vậy, nghĩa vụ tôn trọng danh dự, nhân phẩm mà người sử dụng lao động phải thực hiện còn phải được thực hiện một cách nghiêm túc nhất.

Bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình nếu có thỏa thuận

Người lao động là người giúp việc trong gia đình là người làm việc tại hộ gia đình, thời giờ làm việc gắn liền với sinh hoạt của gia đình. Người giúp việc có thể phải ở lại gia đình người sử dụng lao động vào ban đêm hoặc phải nghỉ trưa ở nhà gia đình người sử dụng lao động.

Vì vậy, người sử dụng lao động phải bố trí chỗ ăn, ở hợp vệ sinh cho người giúp việc, để giúp người lao động thực hiện thật tốt công việc của mình cũng như đảm bảo người lao động được an toàn, mạnh khỏe khi giúp việc trong gia đình.

Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp

Người lao động làm công việc giúp việc trong gia đình thông thường không có nhiều kiến thức văn hóa, giáo dục nghề nghiệp do các công việc này chủ yếu là công việc thể chất không đòi hỏi nhiều chất xám.

Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội, ngày nay giúp việc trong gia đình cũng là công việc có đòi hỏi kỹ năng, cũng như kiến thức trong các hoạt động giúp việc, như chăm sóc trẻ em thế nào để khoa học, phù hợp với trẻ em, các phục vụ nấu ăn trong gia đình như thế nào cho phù hợp,…

Vì vậy, người sử dụng lao động muốn nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động phải tạo cơ hội cho người lao động được tham gia học văn hóa, giáo dục nghề nghiệp.

Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú; trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt HĐLĐ trước thời hạn

Người lao động là người giúp việc trong gia đình ngoài thực hiện công việc tại gia đình người sử dụng lao động mà còn ăn, ngủ, nghỉ ở nhà của người sử dụng lao động để tiện cho công việc của mình. Nơi ở của người giúp việc trong gia đình có thể rất xa nơi thực hiện công việc. Vì vậy, người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả tiền tàu xe đi đường cho người lao động, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước hạn do trong trường hợp này quan hệ lao động giữa 02 bên đã chấm dứt.

Như vậy, Bộ luật Lao động năm 2019 có các quy định chi tiết về nghĩa vụ của người sử dụng lao động đối với người lao động là người giúp việc trong gia đình. Điều này, nhằm đảm bảo người lao động được hưởng các quyền lợi chính đáng.

Thông tin liên hệ Luật sư X

Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

Theo Điều 165 Bộ luật Lao động năm 2019; hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình gồm:
– Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình;
– Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động;
– Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động sẽ bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình.

Khi người giúp việc bị quấy rối tình dục thì họ cần phải làm gì?

Theo khoản 4 Điều 164 Bộ luật Lao động năm 2019; nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình quy định:
Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.
Do vậy, khi người giúp việc bị quấy rối tình dục; thì họ cần phải tố cáo với cơ quan có thẩm quyền.

5/5 - (1 bình chọn)

Liên hệ để được hỗ trợ tốt nhất

Liên hệ và gửi thông tin vụ việc
Tags: Nghĩa vụ của NSDLĐ khi sử dụng lao động là người giúp việc gia đình?

Mới nhất

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

Mẫu đơn chấm dứt hợp đồng lao động

by Hương Giang
Tháng 8 12, 2024
0

Chấm dứt hợp đồng lao động là việc kết thúc mối quan hệ lao động giữa người lao động và...

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng

Hợp đồng xác định thời hạn 3 tháng được gia hạn không?

by Hương Giang
Tháng 7 30, 2024
0

Hợp đồng xác định thời hạn là một loại hợp đồng lao động mà trong đó hai bên (người sử...

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

Giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng có được trợ cấp?

by Hương Giang
Tháng 6 21, 2024
0

Việc giáo viên xin nghỉ việc theo nguyện vọng là việc người lao động tự ý đưa ra quyết định...

Download mẫu chấm dứt hợp đồng

Download mẫu chấm dứt hợp đồng

by Hương Giang
Tháng 6 10, 2024
0

Các quy định cụ thể về việc chấm dứt hợp đồng lao động có thể khác nhau tùy theo luật...

Next Post
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là gì?

Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa là gì?

Chức năng của văn bản quyết định là gì?

Chức năng của văn bản quyết định là gì?

Please login to join discussion

img

VĂN PHÒNG LUẬT SƯ X

– VP HÀ NỘI: Biệt thự số 1, Lô 4E, đường Trung Yên 10B, phường Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội

– VP TP. HỒ CHÍ MINH: 99 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình, Hồ Chí Minh

– VP BẮC GIANG: 329 Lê Lợi, Phường Hoàng Văn Thụ, TP Bắc Giang

HOTLINE: 0833 102 102

  • Liên hệ dịch vụ
  • Việc làm tại Luật Sư X
  • Rss
  • Sitemap

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về chúng tôi
    • Đội ngũ luật sư
    • Hồ sơ năng lực
    • Liên hệ luật sư
  • Tin tức hoạt động
    • Feedback từ khách hàng
    • Kết nối các đối tác
    • Sự kiện và hoạt động
  • Kiến thức pháp luật
    • Luật Dân Sự
    • Luật Hình Sự
    • Luật Đất Đai
    • Luật Lao Động
    • Luật Doanh Nghiệp
    • Luật Giao Thông
    • Luật Hành Chính
    • Luật Sở Hữu Trí Tuệ
    • Luật Nghĩa Vụ Quân Sự
    • Luật Hôn Nhân & Gia Đình
    • Luật Khác

© 2021 LSX – Premium WordPress news & magazine theme by LSX.

Zalo
Phone
0833102102
x
x