Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài là một vấn đề xảy ra vô cùng phổ biến trong đời sống hàng ngày. Đó là việc có sự tham gia giữa một người cư trú ở Việt Nam; và một người cư trú ở nước ngoài. Vậy việc cấp dưỡng trong trường hợp này sẽ được thực hiện như thế nào? Ai là người có thẩm quyền giải quyết? Dưới đây là nội dung giải đáp của Luật sư X!
Cơ sở pháp lý:
Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác; để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Thông thường, nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột;
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài như sau:
“1. Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân;
2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng của người quy định tại khoản 1 Điều này là cơ quan của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Như vậy, nếu người yêu cầu cấp dưỡng cư trú ở Việt Nam; thì việc cấp dưỡng sẽ được thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Khi đó, cơ quan giải quyết đơn yêu cầu này sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Còn trong trường hợp nếu một người trực tiếp nuôi con và là người có yêu cầu cấp dưỡng cho con sau ly hôn đang ở nước ngoài; thì việc cấp dưỡng sẽ được thực hiện theo pháp luật của nước nơi họ đang cư trú. Nếu cư trú tại Việt Nam thì tuân theo pháp luật Việt Nam; còn không có nơi cư trú tại Việt Nam thì áp dụng pháp luật của nước nơi người đó là công dân để giải quyết vấn đề cấp dưỡng này.
Thẩm quyền giải quyết về nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài
Tại Điểm b Khoản 2 Và Khoản 3 Điều 35 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
“2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
…
b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này;…
3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”
Và tại Điểm c Khoản 1 Điều 37 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
“1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
…
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.”
Theo như quy định tại Điều 37; thì tranh chấp tại Khoản 3 Điều 35 thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Vì vậy chiếu theo quy định này thì tranh chấp về cấp dưỡng mà có đương sự, tài sản ở nước ngoài hay cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nếu không thuộc trường hợp giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Câu hỏi thường gặp
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.
Theo quy định tại Điều 129 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nghĩa vụ cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài tuân theo pháp luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú. Như vậy, nếu người yêu cầu cấp dưỡng cư trú ở Việt Nam; thì việc cấp dưỡng sẽ được thực hiện theo pháp luật Việt Nam. Khi đó, cơ quan giải quyết đơn yêu cầu này sẽ là cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
Theo như quy định tại Điều 37; thì tranh chấp tại Khoản 3 Điều 35 thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Vì vậy chiếu theo quy định này thì tranh chấp về cấp dưỡng mà có đương sự, tài sản ở nước ngoài hay cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nếu không thuộc trường hợp giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách; là mong muốn của Luật sư X.
Mong rằng bài viết hữu ích đối với độc giả!
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102.
Xem thêm: Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh chị em được quy định như thế nào?