Xin chào Luật sư X. Tôi là Quang Anh, hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp ở Thành phố Thái Nguyên. Tôi đã làm ở doanh nghiệp này được 02 năm. Tuy chỉ còn một tháng nữa là đến Tết, nhưng gia đình tôi có việc quan trọng cần phải về quê gấp trong thời gian tới nên tôi không thể tiếp tục làm việc tại nơi đây. Từ lúc mới vào làm, Doanh nghiệp của tôi đã có quy chế thưởng lương tháng 13 cho nhân viên. Vậy, trường hợp tôi nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng thứ 13 không? Rất mong nhận được phản hồi từ phía Luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về “Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 không?“, Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Tiền lương tháng 13 là gì?
Lương tháng 13 là tên gọi không chính thức của một khoản tiền thưởng.
Khoản thưởng này được một số công ty phát cho người lao động vào dịp cuối năm dương lịch, thường là tháng 12.
Lương tháng 13 không phải là thưởng Tết âm lịch, vì ở một số công ty có cả tháng lương thứ 13 và thưởng Tết.
Như vậy, tiền lương tháng 13 là khoản tiền thưởng mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động theo thỏa thuận, căn cứ theo kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết không?
Vì lương tháng 13 không phải là thuật ngữ được quy định bằng văn bản Luật, tuy nhiên ở một số văn bản hướng dẫn của cơ quan nhà nước cũng đã đề cập đến.
Ví du: Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018 của Bộ LĐ-TB&XH.
Tại Công văn này, Bộ LĐ-TB&XH xác định “lương tháng 13” là tiền thưởng.
Trên thực tế thì tại các đơn vị người sử dụng lao động khác nhau thì sẽ xảy ra các trường hợp khác nhau:
- Có đơn vị NLĐ nhận được đồng thời các khoản mang tên: “lương tháng 13” và một khoản khác mang tên “thưởng Tết”.
- Có đơn vị NLĐ cuối năm chỉ được nhận lương tháng 13 hoặc thưởng tết.
- Có đơn vị NLĐ cuối năm không được nhận khoản nào hết.
Vì luật không quy định khái niệm cụ thể, nên “lương tháng 13” hay “thưởng tết” cũng chỉ là tên gọi do mọi người tự đặt, bản chất nó đều là khoản “Thưởng” theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019.
Như vậy, trả lời cho câu hỏi Lương tháng 13 có phải là tiền thưởng Tết không?, câu trả lời là không. Có thể thấy tại nhiều doanh nghiệp, hai khoản này hoàn toàn tách biệt nhau phụ thuộc vào quy chế thưởng, chính sách của từng công ty.
Điều kiện để người lao động được lương tháng 13 là gì?
Để có tháng lương thứ 13, người lao động phải đáp ứng đủ 03 điều kiện:
– Có hợp đồng lao động bằng văn bản xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn;
– Có thời gian làm việc liên tục từ 01 tháng trở lên tính đến thời điểm tính lương tháng 13;
– Vẫn còn tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp đến thời điểm tính lương tháng thứ 13.
Căn cứ vào Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo như quy định trên thì thưởng bao gồm cả tiền thưởng Tết sẽ là số tiền hoặc là tài sản hoặc là hình thức thưởng khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động khi căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao của người lao động. Việc thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Do đó, về mặt pháp luật thì sẽ không bắt buộc người sử dụng lao động phải thưởng Tết cho người lao đồng hoặc trả tiền lương tháng 13.
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của 02 bên trong quan hệ lao động. Nếu như trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc trước khi kết thúc năm 2022, người lao động đạt được mức doanh số nhất định hoặc số lượng sản phẩm nhất định thì sẽ nhận được một khoản tiền thưởng tương đương với bao nhiêu % tỷ lệ lương và được chi trả trước Tết Âm lịch thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện việc trả tiền thưởng Tết, tiền lương tháng 13 theo thỏa thuận.
Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 không?
Căn cứ vào Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo như quy định trên thì thưởng bao gồm cả tiền thưởng lương tháng 13 sẽ là số tiền hoặc là tài sản hoặc là hình thức thưởng khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động khi căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao của người lao động. Việc thưởng sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Do đó, về mặt pháp luật thì sẽ không bắt buộc người sử dụng lao động phải trả tiền lương tháng 13 cho NLĐ.
Tuy nhiên tại khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Theo đó, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của 02 bên trong quan hệ lao động. Nếu như trong hợp đồng lao động, người sử dụng lao động và người lao động có thỏa thuận về việc trước khi kết thúc năm, người lao động đạt được mức doanh số nhất định hoặc số lượng sản phẩm nhất định thì sẽ nhận được một khoản tiền thưởng tương đương với bao nhiêu % tỷ lệ lương và được chi trả trước Tết Âm lịch thì người sử dụng lao động vẫn phải thực hiện việc trả tiền lương tháng 13 theo thỏa thuận.
Người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả tiền lương tháng 13 khi người lao động nghỉ việc trước Tết không?
Căn cứ vào Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như đã đề cập ở nội dung trên, trong trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc thưởng Tết, tiền lương tháng 13 trong hợp đồng lao động nếu như người lao động hoàn thành định mức công việc nhất định thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thanh toán đầy đủ các khoản thưởng Tết, lương tháng 13 theo thỏa thuận.
Việc thanh toán tiền thưởng Tết, tiền lương tháng 13 được thực hiện trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Cách tính lương tháng 13 theo tiền lương trung bình
– Đối với người lao động đã làm đủ 12 tháng trở lên:
Mức lương tháng 13 = TLTB 12 tháng
TLTB: tiền lương trung bình
Ví dụ: Anh C có mức lương từ tháng 01/2022 – 08/2022 là 10 triệu đồng/tháng; từ tháng 09/2022 là 15 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức lương tháng 13 của anh được tính như sau: [(10 triệu đồng x 8 tháng ) + (15 triệu đồng x 4 tháng)]/12 tháng = 11,7 triệu đồng.
– Đối với người lao động làm chưa đủ 12 tháng:
Mức lương tháng 13 = M/12 x TLTB
M là thời gian làm việc trong năm tính thưởng
TBTL: là tiền lương trung bình tính theo thời gian người lao động làm việc.
Ví dụ: Chị N làm việc chính thức tại công ty A từ tháng 06/2021, tính đến hết tháng 12/2021 là 07 tháng, mức lương là 05 triệu đồng/tháng.
Mức lương tháng 13 của chị B tính như sau: (7 tháng/12 tháng) x 5 triệu đồng = 2,9 triệu đồng.
Cách tính lương tháng 13 theo lương tháng 12
Để đảm bảo có lợi nhất cho người lao động, nhiều doanh nghiệp áp dụng cách tính lương tháng 13 theo mức lương tháng 12. Tức là:
Mức lương tháng 13 = Mức lương tháng 12.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật lao động đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Nghỉ việc trước Tết có được hưởng lương tháng 13 không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo giấy phép bay flycam. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833 102 102
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu quy chế thưởng tết mới năm 2023
- Người lao động có những quyền gì trong dịp Tết
- Thời gian thử việc có được hưởng lương ngày lễ không?
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thưởng như sau:
Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:
Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
Theo Công văn 73512/CT-TTHT năm 2018 do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành:
Khoản thu nhập lương tháng thứ 13 của người lao động thuộc khoản thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương tiền công của cá nhân.
Theo quy định trên, lương tháng thứ 13 là một khoản tiền thưởng, thuộc thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 thì thu nhập tính đóng BHXH bắt buộc không bao gồm Tiền thưởng có được căn cứ theo kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
Ngoài ra trước đây, tại Công văn 560/LĐTBXH-BHXH ngày 06/02/2018, Bộ LĐ-TBXH cũng đã hướng dẫn tiền lương tháng 13 không phải tính đóng BHXH bắt buộc.
Hiện nay, không có một quy định nào bắt buộc tất cả doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng Tết) cho người lao động. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 thì doanh nghiệp phải trả lương tháng 13 (thưởng tết) cho người lao động khi đáp ứng đủ cả 02 điều kiện sau đây:
Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;
Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.