Sổ bảo hiểm xã hội là một trong những loại giấy tờ quan trọng ghi lại quá trình đóng bảo hiểm, hưởng chế độ bảo hiểm và là căn cứ để cơ quan bảo hiểm giải quyết cho người tham gia khi xảy ra sự cố như ốm đau, thai sản, bệnh nghề nghiệp, nghỉ phép,… Thế nhưng một số trường hợp nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm thì xử lí ra sao? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho quý độc giả.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm
Trong một nền kinh tế thì lao động là một hoạt động tất yếu của mỗi cá nhân, khi tham gia vào các quan hệ lao động, người lao động sẽ khó có thể tránh khỏi các vấn đề như ốm đau, hoặc thậm chí là gặp tai nạn khi lao động hoặc có thể mắc một số bệnh liên quan đến tính chất công việc,… tất cả những nguyên nhân khách quan này có thể khiến cho ngời lao động tạm nghỉ công việc của mình. Trong thời gian nghỉ việc, người lao động vẫn phải thực hiện các sinh hoạt như ăn, uống, khám bệnh, chữa bệnh,…khi đó, quỹ bảo hiểm xã hội sẽ chi trả cho người lao động một khoản tiền nhất định để bù đắp lại phần thu nhập người lao động bị mất khi nghỉ việc.
Khi tham gia lao động, mỗi người lao động sẽ được cấp Sổ bảo hiểm xã hội, tương ứng mỗi sổ bảo hiểm là một mã số bảo hiểm xã hội, đây là mã số được cấp duy nhất 01 lần trong suốt quá trình tham gia bảo hiểm xã hội. Bởi tính chất đó mà khi nghỉ việc ở công ty cũ, làm việc ở công ty mới thì người lao động vẫn sẽ tiếp tục đóng bảo hiểm vào sổ bảo hiểm ban đầu. Sổ bảo hiểm xã hội cũng chính là căn cứ để cơ quan bảo hiểm giải quyết các chế độ cho người lao động. Chính vì vậy đòi hỏi người lao đọng phải lấy lại sổ bảo hiểm khi nghỉ việc.
Nghỉ việc không lấy được sổ bảo hiểm
Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp: Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động; người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm, thì có thể kéo dài, nhưng không được quá 30 ngày.
Tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây: Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động; cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH 2014 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau: Phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Tại Điểm d Khoản 4 Điều 40 Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 1/3/2020 của Chính phủ quy định, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không trả sổ BHXH cho người lao động theo quy định tại Khoản 5 Điều 21 Luật BHXH.
Do đó, khi không được công ty trao trả bảo hiểm xã hội thì người lao động cần báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lí và đòi lại quyền lợi chính đáng của bản thân.
Hướng dẫn cách lấy Sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động
Bước 1: Người lao động yêu cầu chốt Sổ bảo hiểm xã hội
Trước khi nghỉ việc, người lao động cần yêu cầu đơn vị sử dụng lao động hoàn thành các khoản đóng còn thiếu và chuẩn bị thủ tục chốt Sổ bảo hiểm xã hội, người lao động nên báo trước khoảng 1 tháng trước khi chính thức nghỉ việc.
Bước 2: Chờ đơn vị sử dụng lao động chốt Sổ bảo hiểm xã hội
Đơn vị sử dụng lao động sẽ thực hiện việc báo giảm (giảm người lao động đóng bảo hiểm xã hội do người lao động nghỉ việc), sau khi báo giảm thành công thì đơn vị sử dụng lao động sẽ chuẩn bị hồ sơ chốt Sổ bảo hiểm xã hội và nộp hồ sơ chốt sổ lên cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Căn cứ vào nội dung quy định tại khoản 1 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 thì trong vòng 14 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, đơn vị sử dụng lao động phải thực hiện báo giảm cho người lao động, một số trường hợp đặc biệt thì thời gian này có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. Sau khi báo giảm có kết quả trả về thì đơn vị thực hiện chốt sổ bảo hiểm. Sau khi bên cơ quan bảo hiểm tiếp nhận đủ hồ sơ chốt sổ, thời gian giải quyết sẽ là 10 ngày, trường hợp cần bổ sung hồ sơ do thiếu, không hợp lệ hoặc có vấn đề phát sinh thì bên cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ có văn bản thông báo gửi về đơn vị.
Bước 3: Nhận lại Sổ bảo hiểm xã hội tại đơn vị cũ
Người lao động đến đơn vị cũ để nhận lại Sổ bảo hiểm xã hội, thời gian nhận lại sổ sẽ do hai thỏa thuận trước.
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động còn hoạt động
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không hoạt động và tuyên bố phá sản, không chốt Sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội, thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ tùy thân (Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân,..)
Bước 2: Đến cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi quản lý Sổ bảo hiểm xã hội đề nghị xác nhận thời gian đóng Bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp bị đóng cửa.
Trên đây là những hướng dẫn giúp người lao động thực hiện thủ tục lấy lại Sổ bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc để tiếp tục quá trình đóng bảo hiểm xã hội tại những nơi làm việc tiếp theo, việc đóng bảo hiểm xã hội vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của mỗi người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Nghỉ việc không lấy sổ bảo hiểm được thì xử lí sao?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty ở Việt Nam, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động đã nêu rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
Bên cạnh, khoản 5 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 cũng khẳng định, người sử dụng lao động phải phối hợp với cơ quan BHXH trả sổ BHXH cho người lao động, xác nhận thời gian đóng BHXH khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Có thể thấy, các quy định trên đã ghi nhận trách nhiệm của doanh nghiệp khi người lao động nghỉ việc là phải chốt sổ BHXH và trả lại cho họ, nhưng lại không nêu rõ thời hạn cụ thể mà doanh nghiệp phải thực hiện việc này.
Nếu thực hiện đúng thủ tục báo giảm lao động và chốt sổ cho người lao động, doanh nghiệp chỉ mất 15 ngày để hoàn thành việc xác nhận thời gian đóng BHXH và trả lại sổ cho người lao động.
Trường hợp này người lao động vẫn có thể lấy lại sổ BHXH bằng các cách sau:
* Trường hợp công ty cũ vẫn còn tồn tại:
Người lao động phải quay lại công ty cũ yêu cầu họ chốt sổ BHXH và trả lại sổ cho mình, bởi đây là trách nhiệm của họ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động.
Nếu công ty cũ cố tình không thực hiện thực hiện, bạn có thể khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết theo quy định tại Nghị định 24/2018/NĐ-CP.
Thậm chí, theo điểm d khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp này người lao động còn có thể trực tiếp khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự để đòi lại quyền lợi cho mình.
* Trường hợp công ty cũ đã chấm dứt hoạt động:
Trường hợp công ty cũ bị giải thể hoặc phá sản, nhưng đã chốt sổ BHXH cho người lao động thì người này có thể làm thủ tục cấp lại sổ BHXH do bị mất để lấy lại sổ BHXH theo quy định tại Điều 27, Điều 29 và Điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH, sửa đổi bởi Quyết định 505/QĐ-BHXH:
– Hồ sơ gồm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Nơi nộp: Cơ quan BHXH nơi mà trước đó người lao động tham gia.
– Thời gian giải quyết: Không quá 10 ngày kể từ ngày cơ quan BHXH nhận được hồ sơ.
Trường hợp công ty cũ đã chấm dứt hoạt động mà chưa chốt sổ BHXH, người lao động có thể liên hệ với cơ quan BHXH trước đây tham gia BHXH để yêu cầu xác nhận thời gian tham gia BHXH đến thời điểm công ty đã đóng đủ BHXH.