Chào Luật sư. Hiện tại tôi có thắc mắc rằng nghị quyết có phải là văn bản pháp luật không? Xin Luật sư giải đáp thắc mắc của tôi. Chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020
Nội dung tư vấn
Nghị quyết có phải là văn bản pháp luật không?
Nghị quyết là một trong những văn bản được cơ quan có thẩm quyền ban hành, quy định về những vấn đề liên quan, sau khi tiến hành một hội nghị nhất định để cùng bàn bạc và thông qua bằng phương thức biểu quyết, lấy ý kiến.
Nghị quyết của quốc hội có phải là văn bản pháp luật không?
Căn cứ theo tại Điều 4 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam bao gồm:
Cơ quan có thẩm quyền ban hành | Tên văn bản quy phạm pháp luật |
Quốc hội | Hiến pháp, Bộ luật, Luật, Nghị quyết |
Ủy ban Thường vụ quốc hội | Pháp lệnh, Nghị quyết liên tịch (với Đoàn Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc) |
Chủ tịch nước | Lệnh, Quyết định |
Chính phủ | Nghị định, Nghị quyết liên tịch (với Đoàn Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc) |
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) | Nghị quyết |
Chánh án TANDTC | Thông tư |
Viện trưởng VKS nhân dân tối cao | Thông tư |
Bộ trưởng | Thông tư |
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ | Thông tư |
Tổng kiểm toán nhà nước | Thông tư |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh | Nghị quyết |
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh | Quyết định |
Hội đồng nhân dân cấp huyện | Nghị quyết |
Ủy ban nhân dân cấp huyện | Quyết định |
Hội đồng nhân dân cấp xã | Nghị quyết |
Ủy ban nhân dân cấp xã | Quyết định |
Ngoài ra những văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, còn có văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương tại các đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt ban hành.
Như vậy, Nghị quyết là một trong những văn bản pháp luật.
Cá loại nghị quyết hiện hành
Pháp luật hiện hành quy định Nghị quyết là văn bản quy phạm pháp luật được các cơ quan có thẩm quyền khác nhau ban hành và các loại Nghị quyết của các cơ quan này ban hành có giá trị pháp lý cũng khác nhau.
Bên cạnh đó, hiện chưa có quan điểm thống nhất Nghị quyết là văn bản luật hay văn bản dưới luật.
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, sửa đổi năm 2020, có các loại Nghị quyết sau:
1/ Nghị quyết do cơ quan có thẩm quyền- Quốc hội ban hành;
2/ Nghị quyết do cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ với Đoàn chủ tịch Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc;
3/ Nghị quyết liên tịch của Chính Phủ cùng với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc ban hành;
4/ Nghị quyết do cơ quan có thẩm quyền ban hành là Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
5/ / Nghị quyết do cơ quan có thẩm quyền- Hội đồng nhân dân cấp tỉnh/ huyện/ xã ban hành;
Mời bạn đọc xem thêm:
- Cơ quan nào có quyền ban hành pháp luật theo quy định
- Bộ Công thương chính thức bãi bỏ một số văn bản pháp luật vào hôm nay
- Bảo đảm ưu đãi đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật
Thông tin liên hệ Luật sư X:
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về “Cách đóng phạt giao thông qua bưu điện“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về thành lập doanh nghiệp, thành lập công ty giá rẻ, tra mã số thuế cá nhân, tra cứu thông tin quy hoạch,… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị quyết là một trong những văn bản được cơ quan có thẩm quyền ban hành, quy định về những vấn đề liên quan, sau khi tiến hành một hội nghị nhất định để cùng bàn bạc và thông qua bằng phương thức biểu quyết, lấy ý kiến.
Nghị quyết là một trong những văn bản pháp luật.
Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành Nghị quyết bao gồm:
– Quốc hội
– Ủy ban thường vụ Quốc hội
– Chính phủ
– Hội đồng nhân dân
– Hội đồng thẩm phán TANDTC
– Ngoài ra trong trường hợp đối với Nghị quyết liên tịch thì chủ thể có thẩm quyền ban hành bao gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ với Đoàn chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam