Nghị quyết 296/NQ-UBTVQH15 2021 bổ sung kinh phí mua bù gạo dự trữ quốc gia đã xuất cấp để cứu trợ COVID-19; được ban hành ngày 07/09/2021. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu các nội dung liên quan:
Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 296/NQ-UBTVQH15 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Uỷ ban Thường vụ Quốc hội | Người ký: | Trần Thanh Mẫn |
Ngày ban hành: | 07/09/2021 | Ngày hiệu lực: | 07/09/2021 |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung chính nghị quyết 296/NQ-UBTVQH15
Sử dụng 2.199 tỷ đồng (hai nghìn một trăm chín mươi chín tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2021 để mua bù 172.889,47 tấn gạo dự trữ quốc gia đưa vào dự trữ quốc gia theo đề xuất của Chính phủ tại Tờ trình số 30/TTr-CP ngày 04 tháng 9 năm 2021.
Giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan, các địa phương triển khai thực hiện Nghị quyết này và quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai, minh bạch và đạt hiệu quả cao.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ theo chức năng, nhiệm vụ giám sát, kiểm toán, thanh tra việc thực hiện Nghị quyết này.
Xem trước nội dung và tải xuống nghị quyết 296/NQ-UBTVQH15
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia
– Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo quy định của pháp luật; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của dự trữ quốc gia. Hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời.
– Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật; không được sử dụng hàng dự trữ quốc gia để kinh doanh.
Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia:
– Ngân sách nhà nước chi cho dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hằng năm.
– Bộ Tài chính quản lý, phân bổ khoản chi cho mua hàng dự trữ quốc gia, mua bù hàng dự trữ quốc gia đã xuất trong năm kế hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Danh mục hàng dự trữ quốc gia bao gồm các nhóm hàng sau đây:
– Lương thực;
– Vật tư, thiết bị cứu hộ, cứu nạn;
– Vật tư thông dụng động viên công nghiệp;
– Muối trắng;
– Nhiên liệu;
– Vật liệu nổ công nghiệp;
– Hạt giống cây trồng;
– Thuốc bảo vệ thực vật;
– Hóa chất khử khuẩn, khử trùng làm sạch môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt và trong nuôi trồng thủy sản;
– Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho người;
– Thuốc phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, cây trồng, nuôi trồng thủy sản;
– Vật tư, thiết bị, hàng hóa phục vụ quốc phòng, an ninh.