Tình trạng pháp lý
Nghị quyết 09/2021/QH15 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022 do Quốc hội ban hành ngày 25/07/2021, có hiệu lực từ ngày 08/09/2021.
Số hiệu: | 09/2021/QH15 | Loại văn bản: | Nghị quyết |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 25/07/2021 | Ngày hiệu lực: | 08/09/2021 |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị quyết 09/2021/QH15
Nội dung nổi bật của Nghị quyết 09/2021/QH15
Ngày 25/7/2021, Quốc hội thông qua Nghị quyết 09/2021/QH15 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2022.
Cụ thể, tại kỳ họp thứ 3, Chương trình giám sát gồm các nội dung sau đây: Xem xét các báo cáo của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021; Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành”; báo cáo về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021; báo cáo về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2020;…
Bên cạnh đó, Chương trình giám sát tại kỳ họp thứ 4 có các nội dung như sau: Xem xét báo cáo giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021”; Xem xét các báo cáo công tác năm 2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước;…
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây Luật sư X đã cung cấp cho bạn thông tin về Nghị quyết 09/2021/QH15.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ: 0833 102 102
Mời bạn xem thêm bài viết:
Nghị quyết 84/NQ-CP ban hành ngày 05/08/2021
Quyết định 1466/QĐ-BTC ban hành ngày 04/08/2021
Câu hỏi thường gặp
Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc hội là năm năm.
2. Sáu mươi ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu xong.
3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành thì Quốc hội quyết định rút ngắn hoặc kéo dài nhiệm kỳ của mình theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc kéo dài nhiệm kỳ của một khóa Quốc hội không được quá mười hai tháng, trừ trường hợp có chiến tranh.