Chào Luật sư, hôm trước tôi đang làm việc thì bị đau ruột thừa. Tôi có vào bệnh viện để phẫu thuật ruột thừa. Sau đó tôi cần nằm viện theo dõi và tổng thời gian nghỉ của tôi là 07 ngày. Tôi vừa mới xuất viện về nhà nên cũng chưa đảm bảo sức khỏe để có thể đi làm lại ngay. Tôi đang định làm hồ sơ để được nhận tiền chế độ ốm đau mà không biết phải bắt đầu từ đâu. Những ngày này công ty tôi không có trả lương, tiền viện phí và những chi phí khác rất cao nên tôi cũng gặp một chút khó khăn về tài chính. Không biết theo quy định của pháp luật hiện hành thì Nghỉ ốm đau dưới 14 ngày thì có hưởng ốm đau hay không? Việc hưởng ốm đau hiện nay cần đáp ứng được những điều kiện gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về vấn đề này, chúng tôi xin được tư vấn đến bạn Nghỉ ốm đau dưới 14 ngày như sau:
Nghỉ ốm đau bao nhiêu ngày thì được hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày?
Hiện nay quy định về vân đề hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày được nhiều người quan tâm. Có những vấn đề sức khỏe mà người lao động có thể chỉ cần thời gian nghỉ rất ngắn đã quay về trạng thái ban đầu. Tuy nhiên cũng có trường hợp mà người lao động cần khoảng thời gian dài hơn. Quy định về thời gian nghỉ để được hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày như sau:
Tại Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
- Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau. - Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Theo đó, người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội mà bị ốm đau (không phải tai nạn lao động, không tự hủy hoại bản thân, không do say rượu hay sử dụng ma túy), phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh thì sẽ được giải quyết chế độ ốm đau.
Hiện nay Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không ghi nhận chế độ nào là chế độ ốm đau ngắn ngày. Chế độ ốm đau ngắn ngày thực chất chỉ là cách gọi quen miệng của nhiều người dùng để nhắc đến chế độ ốm đau áp dụng cho các bệnh thông thường.
Tại khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau hiện nay như thế nào?
Thời gian hưởng chế độ ốm đau được quy định khác nhau giữa người lao động làm việc trong môi trường an toàn hay môi trường nguy hiểm hơn. Hay những quy định liên quan đến mức đóng bảo hiểm xã hội, thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian hưởng chế độ ốm đau hiện nay được quy định chi tiết như sau:
- Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
…
Theo đó, thời gian nghỉ ốm đau ngắn ngày tối đa của người lao động được xác định như sau:
- Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường được nghỉ:
- Tối đa 30 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Tối đa 40 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm – dưới 30 năm.
- Tối đa 60 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.
- Người lao động làm công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc ở nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên được nghỉ:
- Tối đa 40 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Tối đa 50 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 15 năm – dưới 30 năm.
- Tối đa 70 ngày làm việc/năm: Nếu đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 30 năm trở lên.
Như vậy, tùy vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội và công việc đang đảm nhiệm mà người lao động sẽ được giải quyết chế độ ốm đau ngắn ngày từ 30 – 70 ngày/năm.
Nghỉ ốm đau dưới 14 ngày thì có hưởng ốm đau không?
Nghỉ ốm đau dưới 14 ngày thì thường là những trường hợp người lao động ốm nhẹ và không cần quá nhiều thời gian để thăm khám, chữa trị. Đó cóthẻ là các bệnh vặt hoặc các bệnh không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Vậy trong trường hợp này thì liệu có được hưởng ốm đau không. Việc nghỉ ốm đau dưới 4 ngày thì việc hưởng ốm đau được quy định cụ thể như sau:
Tại Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có nêu:
Quản lý đối tượng
…
- Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Như vậy, người lao động nghỉ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Các trường hợp nghỉ ốm đau dưới 14 ngày thì vẫn thuộc trường hợp đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Như vậy,người lao động được hưởng chế độ ốm đau với điều kiện thuộc một trong các trường hợp sau:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.
– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên.
– Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp thuộc khoản 2 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm những gì theo quy định?
Hiện nay, việc làm đầu tiên và quan trọng của người lao động để được nhận tiền ốm đau chính là cần chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Khi có sự chuẩn bị chu đáo và đầy đủ những hồ sơ cần thiết thì nhu cầu của chúng ta sẽ được các cơ quan xem xét và giải quyết đúng hạn theo quy định. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau sẽ có những loại giấy tờ như sau:
Căn cứ theo Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định hồ sơ để người lao động đủ điều kiện được hưởng chế độ ốm đau bao gồm:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này được thay bằng bản dịch tiếng Việt của giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
- Bộ trưởng Bộ Y tế quy định mẫu, trình tự, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội, giấy ra viện và các mẫu giấy quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều 101 của Luật này.
Theo đó, khi bạn muốn lập hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau bạn cần chuẩn bị:
- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện.
Trường hợp điều trị ngoại trú thì bạn cần phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.
- Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động lập.
Người lao động nghỉ ốm đau có phải đóng bảo hiểm cho những ngày nghỉ hay không?
Có trường hợp mà người lao động nghỉ ốm đau không phải đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp mà người nghỉ ốm đau vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội. Vậy thì khi nào việc nghỉ ốm đau bị bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội? Cụ thể thì việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động nghỉ ốm đau có thể được hiểu như sau:
Tại Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 có quy định như sau:
Quản lý đối tượng
…
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Như vậy, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.
Trong trường hợp của chị khi nghỉ ốm đau 07 ngày thì vẫn thuộc trường hợp đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Như vậy khi đã thuộc trường hợp đóng bảo hiểm thì sẽ đóng nguyên tháng chứ không chia ra ngày nào làm thì đóng cho ngày đó.
Khuyến Nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghỉ ốm đau dưới 14 ngày thì có hưởng ốm đau không?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến soạn thảo bảng giá tách thửa đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp
Chế độ nghỉ ốm hưởng nguyên lương được hiểu là người lao động nghỉ ốm đau và vẫn hưởng lương như ngày làm việc bình thường, doanh nghiệp thực hiện việc chi trả lương này. Trường hợp này người lao động sẽ dùng ngày phép năm để nghỉ ốm đau, tức ngày nghỉ chế độ ốm đau sẽ được tính như ngày nghỉ phép của người lao động.
Như vậy, để được nghỉ ốm hưởng nguyên lương, người lao động cần đáp ứng điều kiện sau:
– Thời gian nghỉ ốm trùng với ngày nghỉ phép năm. Ngày nghỉ chế độ ốm đau sẽ được tính như ngày nghỉ phép của người lao động.
– Người lao động thuộc đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Trường hợp này người lao động sẽ nhận lương do cơ quan BHXH chi trả. Mức hưởng tính theo quy định tại Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày/năm: Đóng BHXH dưới 15 năm;
+ 40 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 15 năm – dưới 30 năm;
+ 60 ngày/năm: Đóng BHXH đủ 30 năm trở lên.
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của nhóm đối tượng: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân thì căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.