Chế độ ngày nghỉ được quy định nhằm đảm bảo thời gian hồi phục sức khỏe, dưỡng sức cho người lao động sau khi làm việc vất vả cũng như đảm bảo đủ sức khỏe cho những lần làm việc tiếp theo. Bên cạnh đó, có nhứng dịp đặc biệt thì người lao động cũng được nghỉ, điển hình nhất là vấn đề kết hôn. Kết hôn là việc quan trọng, có rất nhiều thứ phải chuẩn bị, có nhiều công việc phải làm cho nên nhà nước ta đã có những quy định riêng về ngày nghỉ cưới trong Bộ Luật lao động và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Tuy nhiên, việc nghỉ kết hôn cũng cần phải đảm bảo theo quy định về thủ tục cũng như các loại giấy tờ cần thiết. Vậy nghỉ kết hôn cần những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu câu trả lời cụ thể qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Chế độ nghỉ cưới theo quy định của Bộ luật lao động 2019
Quyền kết hôn và sinh con là những quyền cơ bản của con người, pháp luật quy định về chế độ ngày nghỉ khi kết hôn trong lĩnh vực lao động đối với người lao động nam/nữ cụ thể tại Điều 115 Bộ luật lao động 2019 như sau:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Như vậy, người lao động được khi kết hôn được nghỉ 03 ngày, được nghỉ 01 ngày với con đẻ, con nuôi kết hôn.
Tiền lương làm căn cứ để trả cho NLĐ trong ngày nghỉ việc riêng tại các trường hợp nêu trên là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày NLĐ nghỉ việc riêng có hưởng lương (Căn cứ Khoản 2 Điều 26 Nghị định 05/2015/NĐ-CP).
Nghỉ hưởng lương và nghỉ không hưởng lương
Theo quy định trên, ngày nghỉ kết hôn là bạn được nghỉ 03 ngày mà vẫn hưởng lương. Tức bạn sẽ được nghỉ 03 ngày rơi vào ngày làm việc theo nội quy của công ty. Còn ngày nghỉ hàng tuần sẽ không tính vào 03 ngày nghỉ có hưởng lương này. Thời gian nghỉ 03 ngày này, luật không có quy định cụ thể là xác định từ ngày nào nên nó sẽ do sự thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, thường sẽ dựa vào thời gian xin nghỉ viết trong đơn và được công ty/cơ quan xác nhận.
Ngoài thời gian nghỉ 03 ngày hưởng lương, bạn có thể được nghỉ dài hơn nếu được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Tuy nhiên, thời gian bạn xin nghỉ thêm ngoài 03 ngày này bạn sẽ không được hưởng lương, tức là nghỉ phép không hưởng lương.
Trách nhiệm đối với người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ
Trường hợp người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ cưới theo quy định nêu trên, người sử dụng lao động có thể bị phạt theo Nghị định 28/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng:
Tuy vậy, trên thực tế, người lao động luôn cần nhiều hơn 03 ngày để chuẩn bị tổ chức lễ cưới, cũng như tổ chức lễ ăn hỏi trước đó hay đi tuần trăng mật sau đó. Đặc biệt là trong trường hợp người lao động xa quê và phải về quê tổ chức lễ cưới, thời gian cả đi và về chiếm mất nhiều thời gian của 03 ngày nghỉ cưới.
Khi đó, người lao động có thể:
– Thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thêm ngày nghỉ, có hưởng lương hoặc không hưởng lương.
– Kết hợp với số ngày nghỉ phép năm chưa dùng hết cùng với nghỉ cưới để được nghỉ dài hơn.
– Tổ chức ngày cưới vào dịp cuối tuần hoặc dịp lễ, tết để kết hợp ngày nghỉ cưới và ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết.
Số ngày nghỉ phép năm của người lao động
Cụ thể, theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
– 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
– 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
– 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
*Cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
– Số ngày nghỉ hằng năm của người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 được tính như sau: lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
– Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động (nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Điều 112, Điều 113, Điều 114 và Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm.
– Toàn bộ thời gian người lao động làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước được tính là thời gian làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 nếu người lao động tiếp tục làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc khu vực nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm
– Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động 2019 nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
– Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
– Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
– Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
– Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
– Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Nghỉ kết hôn cần những giấy tờ gì?
Để được nghỉ theo tiêu chuẩn này, bạn phải có những giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân theo pháp luật của bạn rằng đã kết hôn. Giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật là Giấy đăng ký kết hôn. Do đó, khi tiến hành xin nghỉ phép vì việc kết hôn, công ty bạn yêu cầu trình Giấy đăng ký kết hôn là không trái pháp luật. Bạn có thể nộp bản sao chứng thực giấy tờ trên cho công ty bạn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Nghỉ ốm đau dài ngày có phải đóng BHXH không?
- Tuổi nghỉ hưu của người làm việc nặng nhọc
- Thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh có phải đóng BHXH không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Nghỉ kết hôn cần những giấy tờ gì?“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề thủ tục làm giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102. chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định về chế độ của người lao động trong Bộ luật lao động, ngoài số ngày được nghỉ theo quy định thì người lao động vẫn được hưởng nguyên lương những ngày nghỉ đó. Người lao động hoàn toàn có thể được nghỉ thêm vài ngày để chuẩn bị cho lễ cưới, tuy nhiên những ngày nghỉ thêm này không được tính vào ngày nghỉ có lương.
Theo quy định của Bộ luật Lao động, người lao động có 03 ngày nghỉ cưới nhưng hầu hết người lao động có nhu cầu nghỉ nhiều hơn.
Khi đó, người lao động có thể:
– Thỏa thuận với người sử dụng lao động để có thêm ngày nghỉ, có hưởng lương hoặc không hưởng lương.
– Kết hợp với số ngày nghỉ phép năm chưa dùng hết cùng với nghỉ cưới để được nghỉ dài hơn.
– Tổ chức ngày cưới vào dịp cuối tuần hoặc dịp lễ, tết để kết hợp ngày nghỉ cưới và ngày nghỉ hàng tuần, nghỉ lễ, tết.
Khi nghỉ phép năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định.
Cụ thể, khi nghỉ phép năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.