Xin chào luật sư. Hiện nay nghị định xử phạt trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi là nghị định nào? Nghị định này có những mức xử phạt mới nào trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi? Rất mong được luật sư phản hồi giải đáp thắc mắc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nghị định xử phạt trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về chăn nuôi chính thức có hiệu lực từ ngày 20/04/2021.
Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản và thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính về chăn nuôi.
Các hành vi vi phạm hành chính khác về chăn nuôi không được quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Không gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ
Theo đó, cơ sở giết mổ tập trung không có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ sẽ bị xử phạt từ 03 triệu đồng đến 05 triệu đồng.
Mức phạt này cũng áp dụng đối với cơ sở giết mổ tập trung có một trong các hành vi:
- Không có nơi lưu giữ vật nuôi bảo đảm vệ sinh trước khi giết mổ;
- Đánh đập vật nuôi trước khi giết mổ.
Bên cạnh đó, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng đối với hành vi đánh đập, hành hạ tàn nhẫn đối với vật nuôi.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; Đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì bị phạt tiền gấp đôi.
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Hành vi sử dụng thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh nhằm mục đích kích thích sinh trưởng bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với chăn nuôi nông hộ; từ 3 – 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; phạt tiền 5 – 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; đối với trang trại quy mô lớn, mức phạt là 7 – 10 triệu đồng.
Đặc biệt, hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi có thể chịu mức phạt tiền lên tới 80 triệu đồng đối với hành vi sử dụng mỗi chất cấm trong chăn nuôi đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng cơ quan tiến hành tố tụng có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án.
Với những vi phạm quy định về sử dụng chất cấm, thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh trong chăn nuôi, ngoài mức tiền phạt như đã nêu thì biện pháp khắc phục hậu quả là buộc chuyển đổi mục đích sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh, trường hợp không thể chuyển đổi được mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy; đồng thời, buộc tiêu hủy chất cấm và vật nuôi đã sử dụng chất cấm.
Vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi
Hành vi vi phạm quy định về xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 1 – 3 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ; từ 3 – 5 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô vừa; từ 5 – 7 triệu đồng đối với chăn nuôi trang trại quy mô lớn.
Hành vi vi phạm quy định về xử lý nước thải chăn nuôi và khí thải từ hoạt động chăn nuôi không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có thể bị xử phạt từ 3 – 10 triệu đồng tùy theo quy mô của từng trang trại chăn nuôi.
Với các hành vi vi phạm trên, các trang trại chăn nuôi bị buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng
Căn cứ Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; vi phạm quy định về sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng; có thể bị áp dụng các mức xử phạt sau:
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Căn cứ khoản1 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 2% đến dưới 5% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng; hoặc ghi trên nhãn hàng hóa; hoặc mỗi chỉ tiêu an toàn vượt quá từ 2% đến dưới 5% so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật tương ứng hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Căn cứ khoản 2 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng
Căn cứ khoản 3 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu; hoặc cao hơn mức tối đa từ 5% đến dưới 15% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng
Căn cứ khoản 4 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu chất lượng không phải chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 30% trở lên so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa;
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chất chính thấp hơn mức tối thiểu hoặc cao hơn mức tối đa từ 15% đến dưới 30% so với tiêu chuẩn đã công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn hàng hóa.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
Căn cứ khoản 5 và khoản 6 Điều 16 Nghị định 14/2021/NĐ-CP; quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về sản xuất mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi sau đây:
+ Có mỗi chỉ tiêu vi sinh vật gây hại vượt ngưỡng tối đa quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng;
+ Có hàm lượng định lượng mỗi chỉ tiêu an toàn cao hơn mức tối đa từ 5% trở lên so với quy định trong quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn đã công bố áp dụng.
Ngoài ra, tổ chức cá nhân vi phạm còn bị buộc tái chế lô sản phẩm thức ăn sử dụng trong chăn nuôi; trường hợp không thể tái chế thì buộc chuyển đổi mục đích sử dụng; trường hợp không thể chuyển đổi mục đích sử dụng thì buộc tiêu hủy.
Có thể bạn quan tâm
- Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi
- Sản xuất thức ăn chăn nuôi không đảm bảo chất lượng bị xử lý thế nào?
- Những điều người chăn nuôi thông minh cần nắm rõ khi Luật chăn nuôi 2018 có hiệu lực
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Nghị định xử phạt trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi năm 2022“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến mẫu trích lục cải chính hộ tịch; hợp thức hóa lãnh sự; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Thức ăn giàu tinh bột: gạo, thóc, ngô, tấm, cám gạo,… các loại củ như: sắn, khoai lang, giong giềng, củ từ,… Thức ăn giàu đạm có nguồn gốc động vật như: cá, tôm, bột cá, bột tôm, giun,… Từ thực vật như: đậu tương, vừng, lạc, khô dầu,…
Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam gửi hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Yêu cầu đối với thức ăn chăn nuôi thương mại trước khi lưu thông trên thị trường là:
+ Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
+ Có chất lượng phù hợp tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
+ Sản xuất tại cơ sở có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Công bố thông tin sản phẩm thức ăn chăn nuôi trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Nhãn hoặc tài liệu kèm theo thức ăn chăn nuôi thực hiện theo quy định.