Tình trạng buôn lậu, vận chuyển thuốc lá hiện nay diễn ra rất phổ biến với nhiều thủ đoạn tinh vi, gây khó khăn cho công tác điều tra và xử phạt cho cơ quan chức năng. Pháp luật cũng đổi mới quy định về việc xử phạt những hành vi vi phạm này. Vậy Nghị định xử phạt thuốc lá mới nhất năm 2022 quy định mức xử phạt như thế nào? Mức xử phạt hành vi buôn lậu thuốc lá ra sao? Khung hình phạt đối với hành vi buôn thuốc lá lậu lần đầu? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X để tìm hiểu nội dung của Nghị định xử phạt thuốc lá mới nhất năm 2022 nhé.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 98/2020/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Mức phạt tiền hành vi buôn lậu thuốc lá
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì hành vi buôn lậu thuốc lá sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
– Trường hợp buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao) phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 bao đến dưới 100 bao phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 bao đến dưới 300 bao phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 bao đến dưới 500 bao phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 bao đến dưới 1.000 bao phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 bao đến dưới 1.200 bao phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 bao đến dưới 1.500 bao phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng.
– Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ngoài hành vi buôn bán mức phạt trên cũng áp dụng cho hành vi vận chuyển, tàng trữ, giao, nhận hàng cấm.
Lưu ý: Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì mức phạt trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.
Đồng thời thèm theo hình thức xử phạt bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) bao gồm:
– Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 12 Điều này;
– Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc được sử dụng để sản xuất hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này;
– Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6, 7 và 8 Điều này
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 9 Điều này.
Các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại khoản 12 Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP như sau:
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tiêu hủy tang vật là hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi theo khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) bị xử phạt như sau:
– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với pháp nhân thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng
– Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao hoặc tái phạm nguy hiểm thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 05 năm. Đối với pháp nhân thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng.
– Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm. Đối với pháp nhân thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm
– Pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
– Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, mức phạt cụ thể sẽ do hội đồng xét xử quyết định dựa trên các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ của hành vi phạm tội. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Nghị định xử phạt thuốc lá mới nhất năm 2022
Nội dung của Nghị định xử phạt thuốc lá mới nhất năm 2022
Đây là nội dung tại Nghị định 98/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nghị định 98/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/10/2020 quy định người có hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ dưới 50 bao, sẽ bị phạt tiền đến 3 triệu đồng. Như vậy, theo quy định này, chế tài xử phạt không chỉ áp dụng với những đối tượng buôn bán, vận chuyển mà ngay cả người giao nhận, tàng trữ một bao thuốc lá nhập lậu cũng sẽ có thể bị phạt 3 triệu đồng.
Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP đã quy định rõ các mức xử phạt như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao).
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 50 đến dưới 100 bao.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 100 đến dưới 300 bao.
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 300 đến dưới 500 bao.
– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 500 đến dưới 1.000 bao.
– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.000 đến dưới 1.200 bao.
– Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.200 đến dưới 1.500 bao.
– Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (trong trường hợp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) đối với các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và giao nhận thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng từ 1.500 bao trở lên
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sản xuất, buôn bán hàng giả bị xử lý như thế nào?
- Hành vi sản xuất thuốc trị Covid-19 giả bị xử lý theo quy định như thế nào?
- Không niêm yết giá thuốc bị xử lý như thế nào theo quy định pháp luật?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về “Nghị định xử phạt thuốc lá”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty, tạm dừng công ty, Đổi tên căn cước công dân hay dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu tùy thuộc số lượng mà có mức hình phạt khác nhau nhưng nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Các mức phạt đối với hành vi kinh doanh thuốc lá lậu được quy định tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ người tiêu dùng
Cần rõ thông tin số lượng thuốc lá nhập lậu để có thể đối chiếu trường hợp của mình đối với những quy định trên của pháp luật để biết được mức hình phạt cho hành vi này.
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Cụ thể, tại điều 58, Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm; Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng; hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.