Xin chào Luật sư. Tôi tên là My. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên tôi lên đây mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Cụ thể đó là Nghị định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật năm 2022? Mong sớm nhận được phản hồi từ quý Luật sư.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 07/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định về xử phạt VPHC lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi.
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nội dung của Nghị định 07/2022/NĐ-CP nhé.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 07/2022/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Văn Thành |
Ngày ban hành: | 10/01/2022 | Ngày hiệu lực: | 10/01/2022 |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung chính nghị định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật năm 2022?
Nghị định 07/2022/NĐ-CP được chính phủ ban hành và có hiệu lực ngày 10 tháng 01 năm 2022 sửa đổi các Nghị định về xử phạt VPHC lĩnh vực lâm nghiệp; bảo vệ và kiểm dịch thực vật; thú y; chăn nuôi. Nghị định đã có những quy định về:
Điều 1 Nghị định đã Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2019 NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2019 quy định sự phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp:
- Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a, Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Sản phẩm của động vật rừng; động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB,IIB; động vật thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; động vật hoang dã trên cạn khác là các loại sản phẩm có nguồn gốc từ các loại động vật đó ở dạng thô hoặc đã qua sơ chế, chế biến”.
Điều 2 Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 31/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 04/2020/NĐ-CP ngày 03/01/2020 của Chính Phủ)
1 Bổ dung điểm n khoản 3 Điều 4 như sau:
‘’n,Buộc nộp lại Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật; Giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu, Giấy chứng nhận đăng kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật; Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thẻ hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng thuốc bảo vệ thực vật nhập khẩu; Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận về hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật (gọi chung là giấy phép) bị tẩy xóa, sửa chưa làm sai lệch nội dung”.
2, Bổ sung Điều 5a vào sau Điều 5 như sau:
‘’Điều 5a. Thi hành biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa vi phạm hành chính:
Hàng hóa bị buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất phải được cơ quan Hải quan cửa khẩu xác nhận bằng văn bản hoặc các phương thức điện tử khác và tổ chức, cá nhân bị xử phạt phải gửi lại cho người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày hàng hóa đã đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất để lưu hồ sơ vụ việc.
- Buộc tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồn; vật liệu làm giống; sinh vật gây hại, có ích; vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; đối tượng kiểm dịch thực vật hoặc đối tượng phải kiểm soát hoặc sinh vật gây hại lạ còn sống:
a,Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa vi phạm hành chính và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây: sử dụng hóa chất, sử dụng biện pháp cơ học, hủy đôt, hủy chôn, hình thức khác theo quy định của pháp luật. Cơ quan người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giám sát việc tiêu hủy trực tiếp hoặc giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật khác(nếu có). b,Cá nhân, tổ chức vi phạm thực hiện việc tiêu hủy hàng hóa phải lập biên bản tiêu hủy. Nội dung biên bản phải thể hiện các nội dung: căn cứ và lý do thực hiện têu hủy; thời gian, địa điểm tiêu hủy; thành phần tham gia tiêu hủy; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hóa, vật phẩm tịa thời điểm tiêu hủy; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan. Biên bản tiêu hủy phải có chữ ký của các thành phần tham gia tiêu hủy và đại diện cơ quan người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giám sát việc tiêu hủy. Sau khi tiêu hủy, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp 01 biên bản tiêu hủy và các chứng từ liên quan đến việc tiêu hủy cho cơ quan người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính giám sát việc tiêu hủy. Sauk hi tiêu hủy, cá nhân, tổ chức vi phạm phải bộp 01 bản tiêu hủy và các chứng từ liên quan đến việc tiêu hủy hco cơ quan người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tải xuống Nghị định số 07/2022/NĐ-CP
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nghị định về quản lý thuốc bảo vệ thực vật năm 2022?“. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, của Luật sư , hãy liên hệ: 0833102102
Có thể bạn quan tâm
- Khiếu kiện quyết định hành chính của CSGT thì đến cơ quan nào?
- Giấy ủy quyền khiếu nại có phải công chứng hay không?
- Đã rút tố cáo trong thi hành án dân sự rồi thì có được giải quyết tiếp hay không?
Các câu hỏi thường gặp
Trước đây, một số báo cáo cho thấy thuốc BVTV có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới nguồn nước ngầm, đất, không khí hoặc tới người lao động có tiếp xúc với thuốc. Tuy nhiên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc tuân thủ các quy định về sử dụng thuốc BVTV sẽ làm giảm những nguy cơ này. Ngoài ra, người nông dân sử dụng các kỹ thuật Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) có thể phun thuốc một cách an toàn trên cây trồng, đồng thời giảm thiểu tối đa tác động tới môi trường và sức khỏe con người.
Trên một số loại trái cây và rau quả sẽ có tồn dư một lượng nhỏ thuốc BVTV. Tuy nhiên, thuốc chỉ có thể tồn tại trên thực phẩm trong một thời gian ngắn. Theo thời gian, việc tiếp xúc với khí oxy và ánh sáng mặt trời sẽ khiến dư lượng này bị phân hủy và tiêu biến. Khi thức ăn đến tay bạn thì chỉ còn lại rất ít hoặc không hề có thuốc BVTV. Thêm vào đó, cây trồng luôn được kiểm tra liên tục nhằm đảm bảo dư lượng thuốc BVTV ở mức thấp và thực phẩm là an toàn khi đến tay người tiêu dùng.
Người nông dân không sử dụng tràn lan thuốc trừ sâu mà trong nhiều năm qua, họ đã phát triển một kĩ thuật gọi là Quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Kỹ thuật này kết hợp các biện pháp kiểm soát dịch hại vật lý, sinh học và hóa học, qua đó cho phép người nông dân sử dụng ít thuốc BVTV hơn mà vẫn duy trì được sản lượng cây trồng – vừa mang lại lợi ích cho người nông dân, vừa thân thiện hơn với môi trường.