Ngày 21/06/2021 Chính phủ ban hành Nghị định 60/2021/NĐ-CP về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, có hiệu lực từ ngày 15/8/2021. Nghị định có quy định mới về mở tài khoản giao dịch của đơn vị sự nghiệp công.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 60/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Lê Minh Khái | |
Ngày ban hành: | 21/06/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/08/2021 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Chưa có hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Nghị định số 60/2021/NĐ-CP
Nghị định quy định việc mở tài khoản giao dịch của ĐVSN công quy định như sau:
- Được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp, kinh doanh, dịch vụ;
- Đơn vị nhóm 3 và nhóm 4 mở tài khoản chuyên thu tại NHTM đối với các khoản thu dịch vụ khám, chữa bệnh, dịch vụ y tế dự phòng, học phí theo mức giá quy định của cơ quan có thẩm quyền;
Định kỳ nộp vào tài khoản tiền gửi của đơn vị mở tại Kho bạc Nhà nước để quản lý theo quy định.
(Nhóm 3 là ĐVSN công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; Nhóm 4 là ĐVSN công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
- Các khoản kinh phí thuộc ngân sách nhà nước (NSNN) theo quy định gồm: kinh phí NSNN cấp, các khoản thu phí theo pháp luật về phí, lệ phí và các khoản khác của NSNN (nếu có) đơn vị mở tại Kho bạc để quản lý;
- Các Quỹ được trích lập theo quy định tại Nghị định 60/2021 được gửi tiền tại NHTM để quản lý.
Xem và tải ngay Nghị định số 60/2021/NĐ-CP
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
“Cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công” là các quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện quy định về danh mục sự nghiệp công; giá, phí và lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công; phân loại mức độ tự chủ tài chính; tự chủ sử dụng nguồn tài chính; tự chủ trong hoạt động liên doanh, liên kết; quản lý, sử dụng tài sản công và các quy định khác có liên quan.
Tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập được lấy từ các nguồn sau:
+ Nguồn ngân sách nhà nước;
+ Nguồn thu hoạt động sự nghiệp;
+ Nguồn thu phí được để lại đơn vị sự nghiệp công để chi theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
+ Nguồn vốn vay; vốn viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật.
+ Nguồn thu khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
Đơn vị sự nghiệp công được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ để chi thường xuyên. Cụ thể chi vào các khoản sau:
+ Chi tiền lương và các khoản đóng góp theo tiền lương.
+ Chi hoạt động chuyên môn, chi quản lý.
+ Trích lập các khoản dự phòng theo quy định đối với doanh nghiệp, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định thành lập các quỹ đặc thù để xử lý rủi ro (nếu có).
+ Chi trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật (nếu có).
+ Chi thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Căn cứ yêu cầu thực tế, mức giá thực tế trên thị trường, khả năng tài chính, đơn vị được quyết định mức chi cụ thể tương xứng với nhiệm vụ được giao và phải quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
+ Chi thực hiện công việc, dịch vụ thu phí theo quy định của pháp luật phí, lệ phí; chi thực hiện các hoạt động dịch vụ.