Nghị định số 12/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ giao thông vận tải.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 12/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 10/02/2017 | Ngày hiệu lực: | 26/03/2017 | |
Ngày công báo: | Đang cập nhật | Số công báo: | Đang cập nhật | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Theo Nghị định số 12/2017, Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa, hàng không trên cả nước.
– Cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải theo Nghị định 12/NĐ-CP gồm có 27 cơ quan, bộ phận (đã bổ sung thêm 1 cơ quan so với Nghị định 107/2012) như:
+ Các Vụ gồm Vụ Kế hoạch – Đầu tư; Tài chính; Kết cấu hạ tầng giao thông; An toàn giao thông; Pháp chế; Vận tải; Khoa học – Công nghệ; Môi trường; Hợp tác quốc tế; Quản lý doanh nghiệp; Tổ chức cán bộ; Đối tác công – tư (mới).
+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục như Cục Hàng hải Việt Nam, Hàng không Việt Nam; Đường sắt Việt Nam; Đường thủy nội địa Việt Nam; Đăng kiểm Việt Nam; Quản lý xây dựng và Chất lượng công trình giao thông; Y tế giao thông vận tải.
+ Và các bộ phận khác như Thanh tra, Văn phòng, Trung tâm Công nghệ thông tin; Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải; Báo và Tạp chí Giao thông vận tải.
Về nhiệm vụ, quyền hạn
– Nghị định 12/2017 quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Giao thông vận tải, điển hình như:
+ Trình dự án, dự thảo VBQPPL của cấp trên theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm.
+ Ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Giao thông vận tải; kiểm tra và tổ chức thực hiện các VBQPPL thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
+ Chỉ đạo việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã được Thủ tướng phê duyệt.
+ Nghị định số 12 quy định Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện kinh doanh vận tải, chính sách, hỗ trợ về vận tải, các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, công nghệ vận hành, khai thác vận tải.
+ Quản lý về bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải.
+ Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải được Nghị định 12/CP quy định thêm các nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động về an ninh, an toàn giao thông; môi trường; dịch vụ công; doanh nghiệp, hợp tác xã và hợp tác công – tư.
Xem trước và tải xuống
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung về Nghị định số 12/2017/NĐ-CP
Chúc bạn đọc tải xuống thành công!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Có thể bạn quan tâm:
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Câu hỏi liên quan
Bộ Giao thông vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
– Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện điều kiện KDVT, cơ chế, chính sách phát triển vận tải, các dịch vụ hỗ trợ vận tải theo quy định của CP;
– Quy định tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, CNVH, khai thác vận tải;
– Công bố đường bay dân dụng sau khi được TTCP cho phép; công bố các tuyến vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và mạng VTCC theo quy định của pháp luật;
– Hướng dẫn thực hiện vận tải đa phương thức theo quy định của CP;
– Tổ chức cấp phép hoạt động bay dân dụng; chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp QLHĐ bay dân dụng;
– Quy định chi tiết việc quản lý hoạt động tại cảng hàng không, sân bay, cảng biển, cảng, bến thủy nội địa, ga đường sắt,…
– Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
– Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công; cơ chế kiểm tra, đánh giá, kiểm định chất lượng dịch vụ sự nghiệp công, hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công thuộc lĩnh vực quản lý;
– Hướng dẫn các tổ chức thực hiện dịch vụ công theo quy định của pháp luật.