Nghị định 97/2017/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ hướng dẫn và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 97/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 18/08/2017 | Ngày hiệu lực: | 05/10/2017 | |
Ngày công báo: | 04/09/2017 | Số công báo: | Từ số 657 đến số 658 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
Bổ sung đối tượng phải lập hồ sơ đưa đi cai nghiện bắt buộc
Ngày 18/8/2017, Chính phủ ban hành Nghị định 97/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, bổ sung thêm đối tượng phải lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cụ thể:
– Người đang tham gia chương trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng;
– Người đang tham gia điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.
Như vậy, người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng không còn nằm ngoài phạm vi đối tượng bị lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Bên cạnh đó, Nghị định còn ban hành 55 mẫu biên bản và mẫu quyết định được sử dụng trong xử lý vi phạm hành chính thay thế các mẫu trong Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013.
Xem chi tiết tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 05/10/2017).
Xem trước và tải xuống Nghị định 97/2017/NĐ-CP
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020
- Thông tư 27/2020/TT-BCT xử lý vi phạm hành chính về quản lý thị trường
- Quy định về xử lý vi phạm hành chính theo pháp luật hiện hành
- Nộp phạt vi phạm hành chính bằng hình thức chuyển khoản được không?
Trên đây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 97/2017/NĐ-CP”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
a) Là pháp nhân theo quy định của pháp luật dân sự hoặc các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Hành vi vi phạm hành chính do người đại diện, người được giao nhiệm vụ nhân danh tổ chức hoặc người thực hiện hành vi theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của tổ chức và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính về kế toán; thủ tục thuế; phí, lệ phí; kinh doanh bảo hiểm; quản lý giá; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; xây dựng; bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, hải sản; quản lý rừng, lâm sản; điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước; thăm dò, khai thác dầu khí và các loại khoáng sản khác; bảo vệ môi trường; năng lượng nguyên tử; quản lý, phát triển nhà và công sở; đất đai; đê điều; báo chí; xuất bản; sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh hàng hóa; sản xuất, buôn bán hàng cấm, hàng giả; quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm.
Vi phạm hành chính là hành vi trốn thuế, gian lận thuế, nộp chậm tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về thuế;