Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của ngành Thanh tra được xây dựng, và dần hoàn thiện một cách đồng bộ, toàn diện và có chất lượng nhằm tạo ra một khuôn khổ thể chế thống nhất cho việc triển khai các nhiệm vụ công tác. Theo đó, Nghị định số 97/2011/NĐ-CP ngày 21/10/2011 của Chính phủ quy định về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 97/2011/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính Phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/10/2011 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2011 |
Ngày công báo: | 05/11/2011 | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 97/2011/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 97/2011/NĐ-CP
Nghị định 97/2011/NĐ-CP quy định cụ thẻ về trách nhiệm của thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra. Theo đó, thanh tra viên phải gương mẫu trong việc chấp hành pháp luật, không ngừng phấn đấu rèn luyện để đáp ứng tiêu chuẩn theo yêu cầu; có lối sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; có trách nhiệm học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thanh tra. Trong quá trình thanh tra, thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra phải thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra; phải tuân thủ các quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Theo Nghị định; Thanh tra viên là công chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan thanh tra nhà nước; thực hiện quyết định thanh tra và các nhiệm vụ khác của cơ quan thanh tra nhà nước. Thanh tra viên được giao chủ trì thanh tra các vụ việc có quy mô và tính chất phức tạp trung bình; khi tiến hành thanh tra phải tuân thủ pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Ngoài ra, Nghị định còn quy định cụ thể về tiêu chuẩn ngạch thanh tra viên; việc bổ nhiệm các ngạch thanh tra; điều kiện đảm bảo hoạt động đối với thanh tra viên;…
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Nghị định 97/2011/NĐ-CP về Thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này quy định về:
– Tiêu chuẩn các ngạch thanh tra viên; việc bổ nhiệm, miễn nhiệm; điều kiện bảo đảm hoạt động đối với thanh tra viên.
– Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của cộng tác viên thanh tra; việc trưng tập và chế độ, chính sách đối với cộng tác viên thanh tra.
Nghị định này được ban hành ngày 21/10/2011 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2011 và thay thế Nghị định số 100/2007/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra.
Theo Điều 3 Nghị định có quy định Thanh tra viên không được làm những việc sau đây:
– Những việc mà pháp luật về cán bộ, công chức, pháp luật về phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật có liên quan quy định không được làm;
– Các hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 13 Luật Thanh tra;
– Tiến hành thanh tra khi không có quyết định thanh tra hoặc văn bản phân công của cấp có thẩm quyền;
– Thông đồng với đối tượng thanh tra và những người có liên quan trong vụ việc thanh tra để làm sai lệch kết quả thanh tra;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để bao che cho đối tượng thanh tra và những người có liên quan.