Ngày 28/07/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động; về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Theo đó, điều chỉnh cụ thể mức kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh nghề nghiệp. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 15/9/2020 và thay thế Nghị định 37/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 88/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 28/07/2020 | Ngày hiệu lực: | 15/09/2020 | |
Ngày công báo: | 11/08/2020 | Số công báo: | Từ số 821 đến số 822 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung đáng chú ý của Nghị định 88/2020/NĐ-CP
Chính phủ ban hành Nghị định 88/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc. Theo đó, điều chỉnh cụ thể mức kinh phí hỗ trợ khám, chữa bệnh nghề nghiệp như sau:
- Đối với khám bệnh nghề nghiệp
Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành tại thời điểm người lao động khám bệnh nghề nghiệp sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả; nhưng không quá 800.000 đồng/người/lần khám.
- Đối với chữa bệnh nghề nghiệp
Mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa bệnh nghề nghiệp tính theo biểu giá chữa bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động chữa bệnh nghề nghiệp; theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả’ nhưng không quá 15.000.000 đồng/người.
Đồng thời, giữ nguyên số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là 02 lần; và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.
Xem và tải ngay Nghị định 88/2020/NĐ-CP
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ
Hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
- Không đóng bảo hiểm xã hội có được hưởng chế độ tai nạn lao động?
Câu hỏi thường gặp
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khoẻ định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt.
Nguyên tắc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động
+ Bảo đảm quyền của người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh lao động.
+ Tuân thủ đầy đủ các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; ưu tiên các biện pháp phòng ngừa, loại trừ, kiểm soát các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại trong quá trình lao động.
+ Tham vấn ý kiến tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động, Hội đồng về an toàn, vệ sinh lao động các cấp trong xây dựng, thực hiện chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch về an toàn, vệ sinh lao động.