Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về miễn giảm học phí. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu về các nội dung liên quan của nghị định này.
Thuộc tính pháp lý
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 81/2021/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 27/08/2021 | Hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 15/10/2021 | Tình trạng hiệu lực: | Chưa áp dụng |
Lĩnh vực: | Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Tài chính-Ngân hàng, Chính sách |
Nội dung chính của Nghị định 81/2021/NĐ-CP
Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.
Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư; khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.
Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí; có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.
- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên; xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định; đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài; tương đương; cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục
- Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý; có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí; giá các dịch vụ do mình quyết định;
- Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục; đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non; giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội;
- Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí; hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập; tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học; quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định.
Xem trước nội dung và tải xuống Nghị định 81/2021/NĐ-CP
Mời bạn đọc xem thêm
- Các khoản thu nhập miễn thuế 2021 theo quy định pháp luật
- Các trường hợp được miễn thuế thu nhập cá nhân
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống.Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn,giúp đỡ của luật sư liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Học phí là khoản tiền mà người học phải nộp để chi trả một phần; toàn bộ chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo. Mức học phí được xác định theo lộ trình bảo đảm chi phí dịch vụ giáo dục, đào tạo quy định tại Nghị định này.
Nghị định này áp dụng đối với trẻ em mầm non, học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh đang học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp; các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục; đào tạo nhưng tỷ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15%/năm.