Nghị định 60/2000/NĐ-CP được ban hành để quy định chi tiết về việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ. Hãy cùng với Luật sư X tìm hiểu rõ hơn về các nội dung.
Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 60/2000/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 30/10/2000 | Ngày hiệu lực: | 14/11/2000 |
Ngày công báo: | 30/11/2000 | Số công báo: | Số 44 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước nội dung và tải xuống nghị định 60/2000/NĐ-CP
Nội dung chính nghị định 60/2000/NĐ-CP
Thông tư này quy định:
- Hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạo không giam giữ lao động, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bình thường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạo hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú và gia đình người đó.
- Người bị kết án phải chấp hành hình phạt dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình người đó. Khi người bị kết án đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được Tòa án xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 58, 59 và 76 Bộ Luật Hình sự.
Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nói trong Nghị định này là:
- Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị kết án, nếu người đó là cán bộ, công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;
- Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người bị kết án là quân nhân, công nhân quốc phòng;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người bị kết án là người lao động làm công ăn lương;
- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú, nếu người đó không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu tư vấn về các vấn đề liên quan của luật sư X; hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị xem xét việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt gồm có:
– Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc xét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho người bị kết án;
– Sổ theo dõi người bị kết án;
– Trích lục bản án và quyết định thi hành án của Toà án;
– Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người bị kết án (nếu họ có đề nghị);
– Bản tự kiểm điểm của người bị kết án;
– Biên bản cuộc họp kiểm điểm người bị kết án.
Việc kiểm điểm người bị kết án được thực hiện như sau:
– Cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương kiểm điểm trước tập thể đơn vị nơi mình đang làm việc;
– Người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo kiểm điểm trước tập thể lớp nơi mình đang học tập;
– Người được giao cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục kiểm điểm trước thôn, làng, ấp, bản hoặc tổ dân phố nơi mình cư trú;
– Việc kiểm điểm có sự tham gia của lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếp giám sát, giáo dục và phải có biên bản.
Theo Điều 62 Bộ luật hình sự, được miễn chấp hành khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Sau khi bị kết án đã lập công;
– Mắc bệnh hiểm nghèo;
– Chấp hành tốt pháp luật; có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn và xét thấy người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.