Nghị định 50/2018/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ; có hiệu lực vào ngày 29/05/2018. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu rõ hơn nội dung của nghị định qua bài viết dưới đây:
Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 50/2018/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 09/04/2018 | Ngày hiệu lực: | 29/05/2018 |
Ngày công báo: | 24/04/2018 | Số công báo: | Từ số 525 đến số 526 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung chính Nghị định 50/2018/NĐ-CP
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước; thực hiện hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Cơ cấu tổ chức gồm có:
1. Vụ Pháp chế
2. Vụ Tổ chức cán bộ
3. Vụ Hợp tác quốc tế
4. Vụ Kế hoạch – Tổng hợp
5. Văn phòng
6. Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra
7. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế ngành (Vụ I)
8. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối nội chính và kinh tế tổng hợp (Vụ II)
9. Vụ Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khối văn hóa, xã hội (Vụ III)
10. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 1 (Cục I)
11. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 2 (Cục II)
12. Cục Thanh tra, Giải quyết khiếu nại, tố cáo khu vực 3 (Cục III)
13. Cục Phòng, Chống tham nhũng (Cục IV)
14. Ban Tiếp công dân trung ương
15. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra
16. Báo Thanh tra
17. Tạp chí Thanh tra
18. Trường Cán bộ Thanh tra
19. Trung tâm Thông tin.
Xem trước nội dung và tải xuống Nghị định 50/2018/NĐ-CP
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “Nghị định 50/2018/NĐ-CP“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra gồm:
– Cơ quan thanh tra nhà nước, bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thanh tra sở; Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
– Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Thanh tra Chính phủ có Tổng Thanh tra Chính phủ, các Phó Tổng Thanh tra Chính phủ và Thanh tra viên.
Tổng Thanh tra Chính phủ là thành viên Chính phủ, là người đứng đầu ngành thanh tra. Tổng Thanh tra Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Phó Tổng Thanh tra Chính phủ giúp Tổng Thanh tra Chính phủ thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Tổng Thanh tra Chính phủ.