Nghị định 49/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 49/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 27/05/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/08/2016 | |
Ngày công báo: | 07/06/2016 | Số công báo: | Từ số 377 đến số 378 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
1. Nghị định số 49 sửa đổi quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá
– Nghị định 49/2016 bổ sung quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi không cung cấp và cập nhật thông tin về giá; cung cấp và cập nhật thông tin về giá không thường xuyên theo quy định; cung cấp và cập nhật thông tin sai lệch vào Cơ sở dữ liệu về giá, Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá.
– Mặt khác, Nghị định số 49 năm 2016 quy định phạt tiền từ 1 đến 5 triệu đối với một trong các hành vi sau:
+ Hành vi vi phạm quy định tại gạch đầu dòng thứ nhất Khoản này trong trường hợp vi phạm nhiều lần; tái phạm;
+ Sử dụng dữ liệu về giá trong Cơ sở dữ liệu về giá; Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá không đúng với Mục đích đã được cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu đó cho phép.
– Đối với hành vi mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp:
+ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; đối với hành vi trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp không đúng mức trích lập theo quy định;
+ Nghị định 49/NĐ giảm mức phạt từ 5 đến 10 triệu đồng (trước đây là 150 đến 180 triệu); đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, đồng thời không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp”.
2. Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí được Nghị định số 49/2016/NĐ-CP sửa đổi như sau:
Nghị định 49 của Chính phủ đồng loạt tăng mức phạt; đối với hành vi thu phí, lệ phí không đúng mức phí, lệ phí theo quy định pháp luật, theo đó:
– Phạt tiền từ 1 đến dưới 2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm đến dưới 10 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 2 đến dưới 5 triệu đồng; đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 10 triệu đồng đến dưới 30 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 5 đến dưới 7.5 triệu đồng; đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 30 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 7.5 đến dưới 15 triệu đồng; đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 15 đến dưới 40 triệu đồng; đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng;
– Phạt tiền từ 40 đến 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm có số tiền vi phạm từ 300 triệu đồng trở lên.
3. Sửa đổi, bổ sung quy định về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý hóa đơn
Nghị định số 49/2016/NĐ bổ sung quy định phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng; đối với một trong các hành vi:
– Nộp thông báo Điều chỉnh thông tin tại thông báo phát hành hóa đơn đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp; và hành vi nộp bảng kê hóa đơn chưa sử dụng đến cơ quan thuế; nơi chuyển đến khi doanh nghiệp thay đổi địa chỉ kinh doanh dẫn đến thay đổi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm sau 10 ngày; kể từ ngày bắt đầu sử dụng hóa đơn tại địa chỉ mới.
– Sử dụng hóa đơn đã được Thông báo phát hành với cơ quan thuế nhưng chưa đến thời hạn sử dụng (05 ngày kể từ ngày gửi Thông báo phát hành).
Xem trước và tải xuống Nghị định 49/2016/NĐ-CP
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Án phí Lệ phí trong tố tụng dân sự theo quy định mới nhất
- Kinh doanh hàng hóa không có hóa đơn có thể bị xử phạt như thế nào?
- Tờ khai lệ phí môn bài mới nhất năm 2021
Trên dây là bài viết tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 49/2016/NĐ-CP”. Hy vong bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
3. Các đối tượng khác có liên quan đến xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
1. Nghị định này quy định về các hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt tiền, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn.
2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến quản lý nhà nước về giá, phí, lệ phí, hóa đơn được quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ thì áp dụng quy định tại các Nghị định đó để xử phạt.