Nghị định 46/2021/NĐ-CP về ché độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt đông đối với ngân hàng phát triển Việt Nam
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 46/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 31/03/2021 | Ngày hiệu lực: | 01/06/2021 | |
Ngày công báo: | 13/04/2021 | Số công báo: | Từ số 529 đến số 530 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Giải thích thuật ngữ trong Nghị định 46/2021/NĐ-CP
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước” bao gồm:
a) Các khoản cho vay theo quy định của Chính phủ về chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước;
b) Dư nợ cho vay tín dụng xuất khẩu của Nhà nước đối với các hợp đồng đã ký trước thời điểm Nghị định số 32/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2017 của Chính phủ về tín dụng đầu tư của Nhà nước có hiệu lực thi hành (sau đây gọi tắt là Nghị định số 32/2017/NĐ-CP);
c) Các khoản cho vay theo chương trình, dự án do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao được ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất và/hoặc phí quản lý;
d) Các khoản nợ vay Ngân hàng Phát triển nhận lại từ tổ chức tiền thân.
2. “Nợ vay bắt buộc bảo lãnh” là các khoản nợ vay bắt buộc sau khi Ngân hàng Phát triển thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn tại ngân hàng thương mại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
3. “Các khoản nợ vay khác” là các khoản Ngân hàng Phát triển cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ do Ngân hàng Phát triển chịu rủi ro tín dụng và các khoản cho vay khác của Ngân hàng Phát triển theo lãi suất thỏa thuận, ngân sách nhà nước không cấp bù lãi suất và phí quản lý
Xem trước và tải xuống Nghị định 46/2021/NĐ-CP
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Nghị định 165/2018/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Nghị định 46/2021/NĐ-CP“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này quy định về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngân hàng Phát triển).
1. Ngân hàng Phát triển.
2. Cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại Ngân hàng Phát triển.
3. Các tổ chức và cá nhân có liên quan.
Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước các cơ quan quản lý nhà nước về việc quản lý an toàn vốn, tài sản của Ngân hàng Phát triển, đảm bảo việc sử dụng vốn đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán của Ngân hàng Phát triển