Nghị định 36/2017/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Nghị định này được Quốc hội ban hành ngày 04/04/2017 và có hiệu lực từ ngày 04/04/2017.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 36/2017/NĐ-CP
Số hiệu: | 36/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 04/04/2017 | Ngày hiệu lực: | 04/04/2017 |
Ngày công báo: | 16/04/2017 | Số công báo: | Từ số 265 đến số 266 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 36/2017/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 36/2017/NĐ-CP
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực đất đai
Nghị định số 36/2017/NĐ-CP quy định Bộ Tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực đất đai sẽ thực hiện những công việc sau:
- Lập, điều chỉnh Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất cấp Quốc gia;
- Hướng dẫn bố trí quỹ đất đối với thị trường bất động sản;
- Lập, điều chỉnh bản đồ địa chính; Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất; kiểm tra việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, việc đăng ký cấp sổ đỏ, sổ hồng;
- Xây dựng phương pháp xác định bảng giá đất, hướng dẫn điều chỉnh bảng giá đất cụ thể;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
- Hướng dẫn việc kiểm tra thu hồi đất, đấu giá quyền sử dụng đất;
- Hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai;
- Hướng dẫn và quản lý các dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai, cấp chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực đất đai.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài nguyên và môi trường trong lĩnh vực môi trường theo quy định của Nghị định 36/2017/NĐ-CP
- Xây dựng chỉ tiêu quốc gia về môi trường và hệ thống chỉ tiêu thống kê môi trường;
- Kiểm tra việc lập Quy hoạch bảo vệ môi trường;
- Kiểm tra việc thẩm định đối với báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo đanh giá môi trường chiến lược; xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động chế biến, sản xuất kinh doanh (bao gồm cả khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao);
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý chất thải, quản lý chất lượng môi trường đất, nước; hoạt động quan trắc môi trường;
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi các loại giấy phép, chứng chỉ hành nghề về môi trường;
- Hướng dẫn cách xác định thiệt hại môi trường và trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường;
- Chủ trì đàm phán quốc tế về môi trường: ký kết điều ước quốc tế và tham gia các tổ chức quốc tế về môi trường;
- Tổ chức nghiên cứu khắc phục hậu quả chất độc hóa học do chiến tranh Mỹ để lại qua đó đề xuất xử lý, cải tạo và phục hồi các khu vực ô nhiễm bị tồn lưu.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ tra cứu quy hoạch đất nhanh rẻ năm 2021
- Đất đai do lấn chiếm mà có thì có được cấp sổ đỏ không ?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 36/2017/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Trong trường hợp không có sổ đỏ để nhận được bồi thường đất do nhà nước thu hồi đất thì cần phải xác định trong trường hợp này cá nhân, hộ gia đình có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
Theo quy định tại Điều 235 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017; khối lượng rác thải đạt đến mức 3.000 kg đối với rác thải thuộc phụ lục A Công ước Stockholm sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự.
Hành vi thải khí thải gây hại không qua xử lý ra ngoài môi trường là hành vi vi phạm pháp luật.