Nghị định 23/2017/NĐ-CP sửa đổi việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch; xử phạt hành vi vận chuyển, mua bán hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam; và sửa đổi thẩm quyền xử phạt trên vùng biển Việt Nam tại Nghị định 162/2013.
Thuộc tính văn bản
Số hiệu: | 23/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 13/03/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/05/2017 | |
Ngày công báo: | 23/03/2017 | Số công báo: | Từ số 197 đến số 198 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Tóm tắt văn bản
1. Vi phạm quy định về treo Quốc kỳ Việt Nam và treo cờ quốc tịch
Nghị định 23 năm 2017 quy định phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với tàu ngầm, phương tiện đi ngầm nước ngoài ngoài khi hoạt động trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam mà không treo cờ quốc tịch, trừ trường hợp được Chính phủ Việt Nam cho phép hoặc theo thoả thuận của Chính phủ 2 nước. So với quy định hiện hành thì Nghị định 23 không xử phạt đối với tàu ngầm, phương tiện đi ngầm của nước ngoài không treo Quốc kỳ Việt Nam khi hoạt động trong nội thủy Việt Nam.
2. Vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam
Đối với hàng hóa được vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam mà không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa thì Nghị định 23/2017 quy định xử phạt hành chính như sau: – Trường hợp hàng hóa có giá trị dưới 10 triệu đồng thì phạt từ 3 triệu đến 5 triệu. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 162 thì không bị phạt. – Trường hợp hàng hóa vi phạm được vận chuyển, mua bán trên vùng biển, đảo, thềm lục địa Việt Nam có giá trị từ 10 đến 20 triệu thì xử phạt từ 5 đến 10 triệu (giữ nguyên như quy định hiện hành). – Trường hợp hàng hóa có giá trị từ 20 đến 50 triệu thì Nghị định số 23 phạt từ 10 đến 15 triệu (như quy định hiện hành). – Hàng hóa từ 50 đến 70 triệu thì phạt vi phạm hành chính trong vùng biển, đảo, thềm lục địa Việt Nam từ 15 đến 20 triệu (như quy định hiện hành). – Nghị định số 23/CP cũng giữ nguyên mức phạt đối với hàng hóa có giá trị từ 70 đến 100 triệu (phạt 20 đến 25 triệu) và có giá trị trên 100 triệu mà không bị xử lý hình sự (phạt từ 25 đến 30 triệu).
3. Sửa đổi quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong vùng biển, đảo, thềm lục địa của Việt Nam
Nghị định 23/2017 sửa đổi thẩm quyền xử phạt hành chính của Bộ đội Biên phòng, Hải quan, Thanh tra Hàng hải, Cảng vụ Hàng hải, Cục trưởng Cục Hàng hải, Trưởng đoàn Thanh tra chuyên ngành, Chánh Thanh tra Bộ Giao thông. Đồng thời bổ sung thẩm quyền xử phạt hành chính về biển đảo đối với Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Ngoài ra, Nghị định số 23 cũng bổ sung một số đối tượng có quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm về biển, thềm lục địa Việt Nam như: Quản lý thị trường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng, Thanh tra viên thuộc Thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra chuyên ngành Hàng hải, Kiểm ngư viên, Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Kiểm soát viên thị trường. Nghị định 23/2017/NĐ-CP sửa đổi việc xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam tại Nghị định 162/2013 có hiệu lực từ ngày 01/5/2017.
Xem trước và tải xuống Nghị định 23/2017/NĐ-CP
Mời bạn tham khảo bài viết:
- Luật Cảnh vệ 2017: Luật số 13/2017/QH14 của Quốc hội
- Luật Thủy lợi 2017: Luật 08/2017/QH14 của Quốc hội
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Nghị định 23/2017/NĐ-CP“. Nếu có thắc mắc gì về ván đề này xin vui lòng liên hệ: 0936408102 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời
Câu hỏi thường gặp
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức xử phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Nhóm hành vi vi phạm hành chính được quy định trong Nghị định này, bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về quản lý vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
b) Vi phạm các quy định về hàng hải ngoài vùng nước cảng biển;
c) Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường biển.
3. Đối với các vi phạm hành chính trên đảo, quần đảo Việt Nam thì áp dụng các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử lý. Đối với vi phạm hành chính được phát hiện trong nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của đảo, quần đảo Việt Nam thì áp dụng xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này.
Trong Nghị định này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hành vi của cá nhân, tổ chức nước ngoài sử dụng, điều khiển tàu thuyền hoặc phương tiện khác hoạt động trong vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhưng thực hiện hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.