Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính. Nghị định này được Quốc hội ban hành ngày 30/03/2016 và chính thức có hiệu lực từ ngày 15/5/2016.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 20/2016/NĐ-CP
Số hiệu: | 20/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/03/2016 | Ngày hiệu lực: | 15/05/2016 |
Ngày công báo: | 12/04/2016 | Số công báo: | Từ số 283 đến số 284 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 20/2016/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 20/2016/NĐ-CP
Xây dựng, quản lý và duy trì Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
– Thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:
– Thông tin về việc thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, thi hành Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có):
– Thông tin về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính:
– Thông tin về việc áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình:
Trong đó, thông tin về Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
+ Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 20/2016;
+ Số, ngày, tháng, năm ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
+ Hành vi vi phạm; hình thức xử phạt, mức phạt; biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);
+ Cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; chức danh của người ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu Quốc gia về xử lý vi phạm hành chính
– Theo Nghị định 20/2016/NĐ-CP, các hình thức khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
+ Kết nối qua mạng máy tính với Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính;
+ Tra cứu thông tin trực tuyến trên cổng thông tin điện tử do Bộ Tư pháp quy định;
+ Văn bản yêu cầu.
– Đối tượng được khai thác và sử dụng Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính bao gồm:
+ Các đối tượng tại Điều 2 Nghị định số 20/2016/NĐ-CP;
+ Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức khác có liên quan trực tiếp đến công tác xử lý vi phạm hành chính;
+ Các cơ quan quyền lực nhà nước thực hiện chức năng giám sát công tác xử lý vi phạm hành chính có quyền yêu cầu và được cung cấp thông tin để phục vụ hoạt động giám sát theo quy định của pháp luật;
+ Tổ chức bị xử phạt, cá nhân bị xử lý vi phạm hành chính được cung cấp thông tin về việc xử lý vi phạm hành chính của mình khi có đơn đề nghị và phải trả phí theo quy định. Đó là nguyên tắc xử phạt hành chính theo quy định của luật.
Có thể bạn quan tâm:
- Nộp phạt vi phạm hành chính bằng hình thức chuyển khoản được không?
- Khi nào thì được miễn/giảm tiền xử phạt hành chính
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 20/2016/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Trục xuất.
Điều 6 Nghị định 20/2016/NĐ-CP quy định những hành vi bị cấm là:
1. Truy cập trái phép vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính.
2. Cản trở hoặc ngăn chặn trái phép quá trình truyền, gửi, nhận dữ liệu.
3. Làm sai lệch hoặc thay đổi, xóa, hủy dữ liệu trái phép.
4. Cung cấp thông tin trái pháp luật hoặc lợi dụng việc cung cấp thông tin về xử lý vi phạm hành chính để trục lợi.
5. Phá hoại cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thông tin hoặc phát tán vi rút máy tính.
6. Sử dụng thông tin khai thác từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính không đúng Mục đích.