Quản lý và bảo vệ biên giới là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Quản lý, bảo vệ biên giới là trách nhiệm của toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị. Hãy cùng tìm hiểu về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới tại Nghị định 169 quản lý bảo vệ biên giới dưới đây của Luật sư X.
Thuộc tính pháp lý
Số hiệu: | 169/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng | |
Ngày ban hành: | 12/11/2013 | Ngày hiệu lực: | Đã biết | |
Ngày công báo: | Đã biết | Số công báo: | Đã biết | |
Tình trạng: | Đã biết |
Phạm vi điều chỉnh của Nghị định 169 quản lý bảo vệ biên giới.
1. Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính; hình thức xử phạt, mức phạt; các biện pháp khắc phục hậu quả; thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
a) Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới;
b) Vi phạm các quy định về qua lại biên giới, xâm cư, vượt biên giới làm ruộng, rẫy, săn bắn, khai thác lâm thổ sản, khoáng sản, thủy sản và các hành vi khác gây nguy hại cho quốc phòng, an ninh, sức khỏe con người ở khu vực biên giới;
c) Vi phạm quy định về cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới;
d) Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ công trình biên giới, biển báo, vùng cấm trong khu vực biên giới;
đ) Vi phạm các quy định về xây dựng các công trình trong khu vực biên giới;
e) Vi phạm quy định của người và tàu thuyền trong khu vực biên giới biển, khu vực cửa khẩu cảng biển;
g) Vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng biển;
h) Vi phạm quy định ra, vào, hoạt động trong khu vực cửa khẩu biên giới đất liền.
3. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia quy định tại các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về xuất, nhập khẩu hàng hóa, giao thông vận tải đường sắt, an ninh và trật tự, an toàn xã hội, xuất bản, đo đạc bản đồ, hàng hải, đường thủy nội địa và các lĩnh vực khác được xử phạt theo quy định tại các nghị định đó.
Quy định các biện pháp khắc phục hậu quả của Nghị định.
1. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
3. Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
4. Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện.
5. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.
6. Buộc rời khỏi khu vực cửa khẩu biên giới đất liền, khu vực cửa khẩu cảng biển, khu vực biên giới.
7. Buộc nộp lại giấy phép đi bờ đối với thuyền viên khi tàu thuyền nước ngoài neo đậu tại cảng.
8. Thu hồi giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận biên giới hoặc giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới.
9. Buộc tiêu hủy giấy chứng minh biên giới, giấy chứng nhận biên giới hoặc giấy thông hành xuất, nhập cảnh vùng biên giới, giấy phép hoạt động tại khu vực cửa khẩu, cảng biển bị làm giả.
Mức xử phạt Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới.
Điều 4. Hành vi vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiến hành các hoạt động thăm dò địa chất, khai thác tài nguyên, khoáng sản làm thay đổi dấu hiệu đường biên giới quốc gia, mốc quốc giới, công trình biên giới;
b) Xây dựng các công trình thủy lợi trên sông, suối biên giới không được phép của cấp có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm hư hại, xê dịch hoặc có bất cứ hành động gì khác có hại tới mốc quốc giới, dấu hiệu đường biên giới, biển báo trong khu vực biên giới, công trình biên giới;
b) Xây kè, đào kênh, mương, đổ đất đá, chất thải xuống sông, suối biên giới; làm thay đổi dòng chảy sông, suối biên giới, làm thay đổi dấu hiệu đường biên giới quốc gia.
3. Hình thức xử phạt bổ sung
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng 06 tháng đến 01 năm giấy phép khai thác, thăm dò tài nguyên, khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1; Khoản 2 Điều này.
Tải xuống Nghị định 169 quản lý, bảo vệ biên giới.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài tại khu vực biên giới
- Tình hình an ninh quốc phòng của nước ta hiện nay
- Luật Biên giới Quốc gia 2003 ban hành ngày 17/06/2003
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nghị định 169 quản lý, bảo vệ biên giới“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu xin cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu quy hoạch xây dựng; giải thể công ty; thủ tục xin cấp giấy phép sàn thương mại điện tử; Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; Đăng ký hộ kinh doanh; Bảo hộ quyền tác giả;… của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Đường biên giới quốc gia được cấu thành bởi 04 (bốn) bộ phận sau đây:
– Đường biên giới quốc gia trên đất liền
– Đường biên giới trên biển
– Đường biên giới trên không
– Đường biên giới bên trong lòng đất
Điều 5 khoản 4 Luật biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2003 quy định: “Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất. Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của nước CHXHCN Việt Nam theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển giữa năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa nước CHXHCN Việt Nam và các quốc gia hữu quan”.
Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
+ Ngân sách nhà nước cấp;
+ Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.