Ngày 29/10 Chính phủ đã ban hành Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý các vi phạm hành chính trong việc bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Theo quy định tại Nghị định này, hành vi dụ dỗ lôi kéo sử dụng hay bán bia, rượu, chất kích thích khác cho trẻ em sẽ bị phạt đến 10 triệu.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Số hiệu: | 144/2013/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 29/10/2013 | Ngày hiệu lực: | 15/12/2013 |
Ngày công báo: | 13/11/2013 | Số công báo: | Từ số 781 đến số 782 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 144/2013/NĐ-CP
Nghị định 144/2013/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/12/2013. Thay thế Nghị định số 91/2011/NĐ-CP ngày 17/10/2011.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em
Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em là 50 triệu đồng, và mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm. Cụ thể, mức phạt tiền từ 10 đến 15 triệu đồng được áp dụng đối với trường hợp bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh; cha mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ một số trường hợp. Ngoài phạt tiền, cha mẹ, người nuôi dưỡng còn buộc phải thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền từ 05 đến 10 triệu đồng và từ 03 đến 05 triệu đồng lần lượt được áp dụng đối với các hành vi: Lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi; cha mẹ, người giám hộ ép buộc trẻ em trẻ em đi lang thang kiếm sống và hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức.
Đối với hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật
Nghị định cũng chỉ rõ, hành vi từ chối tuyển dụng người khuyết tật đủ tiêu chuẩn vào làm việc hoặc đặt ra tiêu chuẩn tuyển dụng trái pháp luật nhằm hạn chế cơ hội làm việc của người khuyết tật bị phạt từ 05 đến 10 triệu đồng; hành vi kỳ thị, phân biệt đối xử người khuyết tật; cản trở quyền kết hôn; quyền nuôi con của người khuyết tật; cản trở người khuyết tật sống độc lập, hòa nhập cộng đồng và tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội bị phạt từ 03 đến 05 triệu đồng.
Phạt tiền từ 20 đến 25 triệu đồng đối với hành vi làm ảnh hưởng môi trường sống, vui chơi và học tập của trẻ em vượt quá giớihạn theo quy định của pháp luật.
Mức phạt tiền cao nhất 40 đến 50 triệu đồng được áp dụng đối với hành vi đưa hình ảnh của trẻ em vào sản phẩm văn hóa, thông tin, truyền thông có nội dung khiêu dâm, bạo lực, kinh dị.
Có thể bạn quan tâm: Bạo hành trẻ em sẽ bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định việc xử lý các vi phạm hành chính trong việc bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh và thẩm quyền lập biên bản đối với vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
– Nhóm quyền được sống còn;
– Nhóm quyền được phát triển;
– Nhóm quyền được bảo vệ;
– Nhóm quyền được tham gia.
Quyền trẻ em rất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em. Nếu quyền trẻ em không được thực hiện thì trẻ em dễ bị vi phạm nhân cách, trẻ em không có điều kiện cần thiết để được phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc và sự cảm thông chia sẻ
Tại Khoản 6 Điều 4 Luật trẻ em 2016 có quy định:
Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.