Tình trạng pháp lý
Nghị định 132/2020/NĐ-CP ban hành vào ngày 05/11/2020 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2020.
Số hiệu: | 132/2020/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 05/11/2020 | Ngày hiệu lực: | 20/12/2020 |
Ngày công báo: | 20/11/2020 | Số công báo: | Số 1091 đến 1092 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 132/2020/NĐ-CP
Một số điểm mới của Nghị định 132/2020/NĐ-CP
Nghị định số 132/2020/NĐ-CP do Chính phủ ban hành có một số điểm mới đáng lưu ý sau:
- Làm rõ các giao dịch thuộc phạm vi điều chỉnh của Giao dịch liên kết.
- Bổ sung thêm trường hợp các bên có quan hệ liên kết.
- Nâng cao ngưỡng khống chế chi phí lãi vay và mở rộng đối tượng được miễn áp dụng khống chế.
- Chi phí lãi vay vượt mức.
- Khoảng giá trị giao dịch độc lập chuẩn được thay đổi.
- Bổ sung thêm trường hợp được miễn lập hồ sơ xác định giá trị liên kết.
- Chấp nhận việc sử dụng cơ sở dữ liệu thương mại khi thực hiện phân tích, so sánh.
- Đưa ra các quy định mới về việc lập và nộp báo cáo lợi nhuận liên quốc gia.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây, Luật sư X đã cung cấp cho bạn thông tin Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Bạn đọc có thể tham khảo:
Câu hỏi thường gặp
03 nhóm đối tượng sau đây sẽ thuộc sự điều chỉnh của Nghị định này gồm:
Một là, tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ . Đây là đối tượng phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phát sinh giao dịch với các bên có quan hệ liên kết.
Hai là, cơ quan thuế bao gồm Tổng Cục thuế, Cục thuế và Chi cục thuế.
Ba là, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc áp dụng quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết.
Nghị định này quy định về nguyên tắc, phương pháp; trình tự xác định yếu tố hình thành giá giao dịch liên kết; quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong xác định giá giao dịch liên kết; các thủ tục kê khai; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong quản lý thuế đối với người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết.
Ngoài ra, các giao dịch liên kết cũng thuộc phạm vi điều chỉnh gồm: các giao dịch mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê; mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ; vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác; mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê; mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình; thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động; chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết.