Trên thị trường hiện nay, việc mua bán rượu, bia khá dễ dàng, thậm chí người sử dụng mua với số lượng nhiều vẫn có thể được đáp ứng. Tình trạng này đang gây những tác hại không nhỏ đối với trật tự an toàn xã hội. Chính vì thế nên hoạt động kinh doanh rượu cần được quản lý. Ngày 14 tháng 09 năm 2017, Chính Phủ ban hành Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu. Theo đó, Nghị định này quy định cụ thể về các hoạt động kinh doanh rượu; điều kiện kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 105/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính Phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 14/09/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/11/2017 |
Ngày công báo: | 25/09/2017 | Số công báo: | Từ số 703 đến số 704 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống
Nội dung chính
Các điều kiện quy định đối với hoạt động kinh doanh phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP có nhiều thay đổi như:
- Mở rộng quyền phân phối cho thương nhân kinh doanh rượu
- Bỏ quy định về số lượng Giấy phép theo dân số, xem xét cấp Giấy phép phân phối đối với thương nhân có nhu cầu kinh doanh rượu tại địa bàn 02 tỉnh, thành phố trở lên
- Giảm bớt một số điều kiện đối với thương nhân phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu.
Nghị định 105/2017/NĐ-CP quy định cụ thể các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về kinh doanh rượu như sau:
- Kinh doanh rượu không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung ghi trong giấy phép theo quy định tại Nghị định này.
- Sử dụng cồn thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn; cồn công nghiệp hoặc nguyên liệu bị cấm khác để sản xuất, pha chế rượu,
- Cho thuê, cho mượn Giấy phép kinh doanh rượu.
- Trưng bày, mua, bán, lưu thông, tiêu thụ các loại rượu không có tem, nhãn đúng quy định của pháp luật; rượu không bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, an toàn thực phẩm, rượu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
- Bán rượu cho người dưới 18 tuổi; bán rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên qua mạng Internet; bán rượu bằng máy bán hàng tự động.
- Quảng cáo, khuyến mại rượu trái quy định của pháp luật.
Nghị định 105/2017/NĐ-CP có nhiều điểm mới
Nghị định 105/2017/NĐ-CP áp dụng đối với thương nhân kinh doanh rượu và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh rượu. Quy định tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP đã kế thừa nhiều điều kiện đã được quy định tại Nghị định 94/2012/NĐ-CP, có điều chỉnh mới đối với hoạt động sản xuất rượu thủ công, cụ thể như sau:
- Các cơ sở sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh phải được cấp Giấy phép, không phân biệt rượu được sản xuất tại làng nghề hay không tại làng nghề.
- Cơ sở sản xuất rượu thủ công để bán cho các doanh nghiệp có Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp để chế biến lại phải có Hợp đồng với doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp, có đăng ký sản xuất với UBND cấp xã và không được bán rượu cho các tổ chức, cá nhân không phải là Doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán rượu.
Ngoài ra, Nghị định 105/2017/NĐ-CP còn có những điểm mới như: Phạm vi điều chỉnh của Nghị định này chỉ điều chỉnh đối với rượu, không bao gồm cồn thực phẩm; hoạt động kinh doanh rượu thuộc ngành nghề có điều kiện; Nghị định còn quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh rượu; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh rượu.
Có thể bạn quan tâm:
- Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu tại Hà Nội
- Dịch vụ xin giấy phép bán lẻ rượu ở Thành phố Hồ Chí Minh
Liên hệ Luật sư
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Nghị định này quy định về hoạt động kinh doanh rượu, bao gồm:
– Hoạt động sản xuất
– Hoạt động nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu
– Hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ.
Nghị định này không áp dụng đối với:
– Hoạt động xuất khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh rượu;
– Nhập khẩu rượu để kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế;
– Nhập khẩu rượu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, mua bán rượu giữa các khu phi thuế quan; hoạt động kinh doanh rượu tại khu phi thuế quan, hoạt động gửi kho ngoại quan;
– Rượu nhập khẩu là hành lý, tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng, hàng mẫu trong, định mức được miễn thuế; xét miễn thuế, không chịu thuế.
Trường hợp của bạn thuộc trường hợp quy định tại Điều 39 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, cụ thể:
“Thương nhân sản xuất rượu, thương nhân phân phối rượu, thương nhân bán buôn rượu, thương nhân bán lẻ rượu đã được cấp giấy phép mà vẫn còn thời hạn, được tiếp tục hoạt động theo nội dung ghi trong giấy phép đã cấp. Trường hợp thương nhân có nhu cầu sửa đổi, bổ sung giấy phép thì phải thực hiện theo quy định tại Nghị định này.”
Như vậy, nếu giấy phép của bạn vẫn còn thời hạn thì bạn sẽ được tiếp tục hoạt động theo nội dung ghi trong giấy phép đã cấp.