Ngày 01/7/2016, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký ban hành Nghị định số 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng. Nghị định số 104/2016/NĐ-CP đã tạo hành lang pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ cho việc quản lý hoạt động tiêm chủng đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, huy động nguồn lực cho công tác tiêm chủng.
Tình trạng pháp lý của Nghị định 104/2016/NĐ-CP
Số hiệu: | 104/2016/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 01/07/2016 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 07/09/2016 | Số công báo: | Từ số 909 đến số 910 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 104/2016/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 104/2016/NĐ-CP
Quy trình tiêm chủng
Theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP, quy trình tiêm chủng như sau:
- Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì tư vấn với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
- Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
- Sau khi tiêm chủng: Theo dõi ít nhất 30 phút và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
Trường hợp có xảy ra tai biến nặng khi đang tiêm chủng thì phải dừng ngay việc tiêm chủng, cấp cứu, tìm nguyên nhân, nếu vượt quá khả năng thì chuyển cho cơ sở khám chữa bệnh gần nhất. Thống kê và báo cáo Sở Y tế trong vòng 24 giờ kể từ khi xảy ra tai biến.
Điều kiện cơ sở tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP
- Cơ sở vật chất:
- Có khu vực chờ tiêm chủng; khu vực tư vấn, khám sàng lọc; khu vực tiêm chủng; khu vực theo dõi sau tiêm theo quy định;
- Riêng đối với điểm tiêm vắc xin viêm gan B liều sơ sinh tại cơ sở khám chữa bệnh có phòng sinh thì bố trí phòng tiêm hoặc bàn tiêm riêng, đảm bảo đủ ấm, có nơi khám sàng lọc, tư vấn;
- Đảm bảo vệ sinh đủ ánh sáng và bố trí theo nguyên tắc một chiều.
- Trang thiết bị: Có tủ lạnh, phích vắc xin hoặc hòm lạnh, thiết bị theo dõi nhiệt độ; có đủ thiết bị tiêm, dụng cụ, hóa chất sát khuẩn; hộp chống sốc, phác đồ chống sốc; dụng cụ chứa chất thải.
- Nhân sự: Nghị định 104/2016 quy định có tối thiểu 03 nhân viên chuyên ngành y (đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thì phải có ít nhất 02 nhân viên), trong đó có ít nhất 01 nhân viên có trình độ từ y sỹ trở lên.
Điều kiện bảo đảm công tác tiêm chủng
Nghị định số 104/2016/NĐ-CP quy định giá dịch vụ tiêm chủng được tính dựa trên giá mua vắc xin, chi phí vận chuyển, bảo quản vắc xin và chi phí dịch vụ tiêm chủng.
Bồi thường khi sử dụng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng
Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định các thiệt hại, phạm vi và mức bồi thường. Theo đó:
- Đối với thiệt hại do để lại di chứng dẫn đến khuyết tật: Bồi thường 30 tháng lương cơ sở, chi phí khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế và thiệt hại do thu nhập bị mất hoặc bị giảm sút.
- Đối với thiệt hại về tính mạng được hỗ trợ:
- Các chi phí khám chữa bệnh trước khi tử vong;
- 10 tháng lương cơ sở để mai táng;
- 100 triệu đồng bù đắp tổn thất tinh thần cho thân nhân;
- Chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút.
Có thể bạn quan tâm:
- Tiêm Vaccine tử vong ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường?
- Hộ chiếu vaccine là gì và những lưu ý khi sử dụng
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định về hoạt động tiêm chủng. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với vắc-xin Covid-19, chỉ khi nào cơ quan có thẩm quyền ra các quy định yêu cầu bắt buộc người đủ điều kiện tiêm chủng (sức khỏe, tuổi…) mà người đó từ chối, không chịu tiêm chủng thì mới bị xử phạt theo quy định.
Vắc xin phòng COVID-19 sẽ được triển khai tiêm chủng miễn phí cho các nhóm đối tượng và địa bàn ưu tiên theo nghị quyết của Chính phủ bắt đầu từ ngày 8-3-2021. Việc triển khai tiêm chủng sẽ diễn ra từng đợt tùy theo tình hình cung ứng vắc xin.
Cũng như sử dụng thuốc hay các loại vắc xin khác, vắc xin COVID-19 có thể có phản ứng không mong muốn sau khi tiêm chủng bao gồm: phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn) và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hay tử vong cho dù là người khỏe mạnh hay người có sẵn các bệnh nền.