Từ ngày 26/3/2013, Tổ chức cung ứng dịch vụ: trung gian thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt, người sử dụng dịch vụ này khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán phải làm hợp đồng. Nội dung trên được thông qua từ Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày
Tình trạng pháp lý của Nghị định 101/2012/NĐ-CP
Số hiệu: | 101/2012/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 22/11/2012 | Ngày hiệu lực: | 26/03/2013 |
Ngày công báo: | 09/12/2012 | Số công báo: | Từ số 729 đến số 730 |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Xem trước và tải xuống Nghị định 101/2012/NĐ-CP
Nội dung chính của Nghị định 101/2012/NĐ-CP
Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP quy định:
- Phí dịch vụ trong thanh toán vẫn do tổ chức quy định và niêm yết, nhưng trong trường hợp có diễn biến bất thường, Ngân hàng Nhà nước sẽ xác định phí này.
- Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi, có tài sản riêng được quyền mở tài khoản thanh toán nhưng phải có người giám hộ.
- Chủ tài khoản có thể nộp, rút tiền mặt và yêu cầu tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện các giao dịch hợp lệ. Đồng thời có quyền yêu cầu cung cấp thông tin về giao dịch và số dư trên tài khoản thanh toán.
Nghị định 101/2012/NĐ-CP thay thế cho Nghị định 64/2001/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Nghị định 101/2012/NĐ-CP. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan. Câu trả lời là không. Hành vi mua bán thông tin khách hành là hành vi bị cấm. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan. Trường hợp phát hiện cá nhân làm lộ thông tin khách hàng. Tùy thuộc vào số lượng tài khoản (từ 20 tài khoản trở lên) và số tiền thu lời bất chính tương ứng mà cá nhân có thể bị phạt tiền từ 200 – 500 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm và tổ chức có thể bị phạt tiền từ 400 triệu – 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm.
Theo Nghị định 101/2012/NĐ-CP và các văn bản liên quan. Trường hợp chuyển nhầm tiền mà người nhận muốn chiếm đoạt số tiền này mà cố ý giấu giếm chiếm hữu và sử dụng mà không hoàn trả số tiền đó thì sẽ bị pháp luật xử lý. Tùy thuộc vào hành vi và số tiền mà chủ tài khoản chiếm hữu hoặc sử dụng trái phép mà có thể bị phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những mức phạt khác nhau.