Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.
THUỘC TÍNH VĂN BẢN
Cơ quan ban hành: | Chính phủ | Số công báo: | 21 đến 24-01/2020 |
Số hiệu: | 100/2019/NĐ-CP | Ngày đăng công báo: | 08/01/2020 |
Loại văn bản: | Nghị định | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 30/12/2019 | Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | 01/01/2020 | Tình trạng hiệu lực: | Còn Hiệu lực |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính , Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nghị định 100: Uống rượu bia lái xe có thể bị phạt 40 triệu đồng
Đây là nội dung mới được Chính phủ ban hành tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt ngày 30/12/2019.
Theo Nghị định 100 này, người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô khi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc chưa vượt quá 0,25 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 06 – 08 triệu đồng; Vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/1 lít khí thở thì bị phạt từ 16 – 18 triệu đồng.
Đặc biệt, quy định mức phạt cao nhất lên đến 40 triệu đồng đối với người lái xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở. Đồng thời, ngoài việc bị phạt tiền, người lái xe còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.
Bên cạnh đó, Nghị định còn có quy định trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1 lít khí thở thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy bị phạt từ 06 – 08 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng; còn người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), xe thô sơ bị phạt từ 400.000 – 600.000 đồng.
Nghị định 100 có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
Ngoài việc hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Luật Đường sắt 2017, Nghị định 100 còn làm hết hiệu lực Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102