Nghị định số 168/2017/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch năm 2017.
Tình trạng pháp lý
Số hiệu: | 168/2017/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định | |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc | |
Ngày ban hành: | 31/12/2017 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2018 | |
Ngày công báo: | 10/03/2018 | Số công báo: | Từ số 429 đến số 430 | |
Tình trạng: | Còn hiệu lực |
Nội dung nổi bật
Theo đó, sản phẩm du lịch được xếp vào loại có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch khi có một hoặc một số hoạt động sau:
– Bay dù lượn, khinh khí cầu; nhảy dù; đu dây mạo hiểm hành trình trên cao.
– Đi xe đạp, mô tô, ô tô địa hình trên núi, trên đồi cát; đi trên dây; leo núi, vách đá; đu dây vượt thác.
– Lặn dưới nước, chèo thuyền vượt ghềnh thác; đi mô tô nước; lướt ván; ca nô kéo dù bay.
– Thám hiểm hang động, rừng, núi.
Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh các sản phẩm du lịch này cần có những biện pháp bảo đảm an toàn như:
– Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan;
– Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp;
– Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch…
Xem trước và tải xuống
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung về Nghị định số 168/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật du lịch
Chúc bạn đọc tải xuống thành công!
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp; được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ của Luật sư X hãy liên hệ 0833 102 102
Có thể bạn quan tâm:
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Câu hỏi liên quan
Nghị định này quy định chi tiết một số điều của Luật Du lịch về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch; biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch đối với những sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch; điều kiện công nhận điểm du lịch, khu du lịch; ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi biển hiệu phương tiện vận tải khách du lịch; điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch của cơ sở lưu trú du lịch và nguồn hình thành Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam và ở nước ngoài.
– Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam.
– Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, cơ quan khác, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.
– Thông tin chung về tài nguyên du lịch: Tên gọi, vị trí, phạm vi, diện tích đất, (đất có) mặt nước đang sử dụng, chủ thể quản lý, sử dụng.
– Hiện trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch.
– Đặc điểm, tính chất của tài nguyên du lịch.
– Giá trị của tài nguyên du lịch.
– Căn cứ kết quả điều tra, tài nguyên du lịch được đánh giá về giá trị, sức chứa, mức độ hấp dẫn, phạm vi ảnh hưởng và khả năng khai thác phục vụ phát triển du lịch.
– Căn cứ kết quả đánh giá, tài nguyên du lịch quy định tại Điều 15 Luật Du lịch được phân loại thành tài nguyên du lịch cấp quốc gia và tài nguyên du lịch cấp tỉnh.