Khi có một khoản tiền nhàn rỗi, gửi tiết kiệm ngân hàng được xem là hình thức đầu tư an toàn, tiện lợi và được nhiều người ưa chuộng. Vậy nếu ngân hàng phá sản người gửi tiết kiệm có rút được tiền không? Bài viết dưới đây của Luật sư X chúng tôi sẽ giúp bạn đọc tì hiểu quy định pháp luật về vấn đề này. Mời quý đọc giả đón đọc.
Cơ sở pháp lý
Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Quyết định 32/2021/QĐ-TTg
Nội dung tư vấn
Ngân hàng phá sản khi nào?
Phá sản là việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán và bị tuyên bố phá sản bởi Toà án.
Tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010; nước ta cho phép ngân hàng, các tổ chức tín dụng được yêu cầu Tòa án tuyên bố phá sản. Theo đó, một ngân hàng có thể bị coi là phá sản; khi ngân hàng đó rơi vào trạng thái mất khả năng thanh toán; không thể thực hiện nghĩa vụ tài chính với khách hàng.
Trên thực tế, ở Việt Nam vẫn chưa có ngân hàng nào phá sản. Bởi để một ngân hàng phá sản là điều khá khó khăn. Ngay khi phía ngân hàng thương mại hoạt động không tốt; thì phía ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo nhiều biện pháp để cứu vãn. Đồng thời, thủ tục phá sản cũng tương đối phức tạp với nhiều biện pháp phục hồi.
Theo Điều 155 Luật Các tổ chức tín dụng 2010; sau khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng vẫn lâm vào tình trạng phá sản thì tổ chức tín dụng đó làm đơn yêu cầu Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản.
Khi nhận được yêu cầu mở thủ tục phá sản tổ chức tín dụng, Tòa án mở thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố phá sản và áp dụng ngay thủ tục thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật về phá sản.
Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền không?
Nếu ngân hàng phá sản, người gửi có thể sẽ không rút lại được toàn bộ số tiền mình đã gửi; mà chỉ nhận lại được một khoản tiền bảo hiểm đền bù.
Theo Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012; các ngân hàng nhận tiền gửi của cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, trừ ngân hàng chính sách.
Trong đó, Điều 4 Luật này giải thích:
1. Bảo hiểm tiền gửi là sự bảo đảm hoàn trả tiền gửi cho người được bảo hiểm tiền gửi trong hạn mức trả tiền bảo hiểm khi tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi lâm vào tình trạng mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản.
2. Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
3. Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân.
4. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách bảo hiểm tiền gửi, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
5. Phí bảo hiểm tiền gửi là khoản tiền mà tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải nộp cho tổ chức bảo hiểm tiền gửi để bảo hiểm cho tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi.
Về hạn mức trả tiền bảo hiểm tiền gửi, theo Quyết định 32/2021/QĐ-TTg; số tiền tối đa bảo hiểm trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm (cả gốc và lãi) của một người tại một ngân hàng; khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125 triệu đồng.
Như vậy, khi người dân gửi tiết kiệm, nếu ngân hàng phá sản, ngân hàng có trách nhiệm mua bảo hiểm tiền gửi cho số tiền người dân gửi tiết kiệm; cụ thể là chi trả tối đa 125 triệu đồng.
So với trước đây (rước ngày 12/12/2021), theo điều 3 Quyết định 21/2017/QĐ-TTg thì số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một ngân hàng tối đa là 75 triệu đồng. Số tiền này hiện nay đã tăng nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiết kiệm trong trường hợp xấu nhất có thể xảy ra.
Bên cạnh việc nhận tiền bảo hiểm; người gửi còn có thể được nhận tiền đền bù từ hoạt động thanh lý tài sản của ngân hàng phá sản.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật phá sản; các tài sản còn lại của ngân hàng khi phá sản sẽ được ưu tiên chi trả lần lượt cho các đối tượng lần lượt như sau:
- Chi phí phá sản;
- Khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; và các quyền lợi của người lao động.
- Sau đó mới đến các khoản tiền gửi.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về Ngân hàng phá sản, người gửi tiết kiệm có rút được tiền không?. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xác nhận tình trạng độc thân, giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trong Khoản 2 Điều 5 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định về tiền gửi tiết kiệm chung như sau:
Tiền gửi tiết kiệm chung là tiền gửi tiết kiệm của từ hai người gửi tiền trở lên.
Như vậy, người dân có thể gửi tiết kiệm chung, hoặc gửi tiết kiệm riêng đều được.
Di sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết; phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
Sổ tiết kiệm ngân hàng cũng là một loại giấy tờ có giá được pháp luật dân sự công nhận. Đây là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Nên, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm. Do đó, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm được thừa kế.