Mới đây, thông tin về hình ảnh một sao kê tài khoản nghi là của nghệ sĩ Hoài Linh tại ngân hàng được phát tán trên mạng đã thu hút được sự chú ý không nhỏ của dư luận. Vậy việc này là sao? Thông tin này lấy từ đâu? Ai phải chịu trách nhiệm khi ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Luật Các tổ chức tín dụng 2010
Luật ngân hàng nhà nước 2010
Nghị định 88/2019/NĐ-CP ngày 14-11-2019 của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng
Trách nhiệm bảo mật thông tin khách hàng
Theo Luật Các tổ chức tín dụng, trách nhiệm của tổ chức tín dụng trong việc bảo mật thông tin như sau:
- Nhân viên; người quản lý; người điều hành của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được tiết lộ bí mật kinh doanh của tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến tài khoản; tiền gửi; tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản; tiền gửi; tài sản gửi; các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng; chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác; trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng
Nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng được quy định tại Nghị định 117/2018/NĐ-CP như sau:
- Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo đúng quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và pháp luật có liên quan.
- Tổ chức tín dụng không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật; dữ liệu sinh trắc học; mật khẩu truy cập của khách hàng; thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào; trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.
- Cơ quan nhà nước; tổ chức khác; cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích; nội dung; phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng; và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng; sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng; trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.
Bảo vệ bí mật thông tin
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về vấn đề bảo vệ bí mật thông tin như sau:
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm lập danh mục; thay đổi độ mật; giải mật bí mật nhà nước về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định; bảo vệ bí mật của Ngân hàng Nhà nước và của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng Nhà nước được quyền từ chối yêu cầu của tổ chức, cá nhân về việc cung cấp thông tin mật về tiền tệ và ngân hàng; trừ trường hợp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Cán bộ, công chức Ngân hàng Nhà nước phải giữ bí mật thông tin hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước; của các tổ chức tín dụng và bí mật tiền gửi của tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?
Quy định về việc xử phạt hành chính
Nghị định 88/2019/NĐ-CP đã nêu rõ mức xử phạt tổ chức tín dụng đối với hành vi làm lộ; sử dụng thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng không đúng mục đích theo quy định của pháp luật là 60 – 80 triệu VNĐ. Mức xử phạt đối với cá nhân có hành vi tương tự là 30 – 40 triệu VND.
Bên cạnh đó, Điều 46 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt 10 – 20 triệu VND đối với cá nhân chuyển giao thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của người tiêu dùng theo quy định.
Trường hợp thông tin có liên quan là thông tin thuộc về bí mật cá nhân của người tiêu dùng thì mức phạt tiền là 20 – 40 triệu VNĐ.
Quy định về việc truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo Bộ luật Hình sự, người nào thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác hoặc thu lợi bất chính sẽ bị quy vào tội thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng. Theo đó, tùy thuộc vào số lượng tài khoản (từ 20 tài khoản trở lên) và số tiền thu lời bất chính tương ứng mà cá nhân có thể bị phạt tiền từ 200 – 500 triệu VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm và tổ chức có thể bị phạt tiền từ 400 triệu – 1 tỷ VNĐ hoặc phạt tù từ 02 – 07 năm.
Tham khảo bài viết: Xâm phạm bí mật kinh doanh bị xử lý như thế nào?
Hi vọng bài viết “Ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng bị xử phạt như thế nào?” giúp ích cho quý độc giả! Liên hệ với Luật sư X để sử dụng dịch vụ pháp lý nhanh chóng và tốt nhất: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Có. Theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định ngân hàng thương mại có trách nhiệm cung cấp các thông tin về tài khoản thanh toán của người nộp thuế mở tại ngân hàng cho cơ quan quản lý thuế. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin; và hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự an toàn của thông tin theo quy định của Luật Quản lý thuế và quy định của pháp luật có liên quan
Điều 387 Bộ luật dân sự 2015 quy định trường hợp một bên nhận được thông tin bí mật của bên kia trong quá trình giao kết hợp đồng; thì có trách nhiệm bảo mật thông tin; không được sử dụng thông tin đó cho mục đích riêng của mình hoặc cho mục đích trái pháp luật khác
Không; hành vi mua bán thông tin khách hành là hành vi bị cấm; tuỳ vào mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.