Thế chấp là một trong nhiều hình thức đảm bảo thực hiện; nghĩa vụ được quy định tại Bộ Luật dân sự. Trong vay vốn ngân hàng; đây chính là hình thức phổ biến nhất để đảm bảo cho khoản vay của người vay. Tuy nhiên, không phải lúc nào người vay; cũng có thể trả nợ đúng hạn theo thỏa thuận của các bên. Có rất nhiều người mặc dù đã được ngân hàng; gia hạn nợ cho nhiều lần nhưng vẫn không có khả năng trả. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này liệu Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Khi nào ngân hàng được xử lý tài sản thế chấp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015; định nghĩa về thế chấp tài sản như sau:
Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình; để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.
Theo đó thì tài sản thế chấp sẽ do bên thế chấp giữ hoặc các bên; có thể thỏa thuận giao cho bên thứ ba giữ tài sản thế chấp. Khi có nhu cầu vay vốn, người sở hữu tài sản thế chấp sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng; đồng thời làm thủ tục thế chấp tài sản tại ngân hàng; khi đó sẽ hình thành hợp đồng thế chấp giữa chủ sở hữu tài sản và ngân hàng.
Tại điều 299 Bộ luật dân sự 2015; quy định tài sản thế chấp có thể được xử lý trong các trường hợp sau :
– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện; không đúng nghĩa vụ.
– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn; do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
– Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.
Theo khoản 6 Điều 320 Bộ luật Dân sự 2015; khi không thực hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng; vi phạm nghĩa vụ thì người thế chấp phải giao tài sản thế chấp cho ngân hàng để xử lý. Tuy nhiên liệu Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý ?
Có thể bạn quan tâm
- Có thể thể thế chấp tại nhiều ngân hàng với một tài sản hay không?
- Nhà đang thế chấp ngân hàng có được cho thuê không ?
Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý ?
Khi người thế chấp tài sản không thực hiện nghĩa vụ; vi phạm nghĩa vụ quy định tại hợp đồng thế chấp thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý; thông qua các phương thức theo quy định tại Điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
- Bán đấu giá tài sản;
- Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
- Phương thức khác.
Theo đó theo quy định tại khoản 7 điều 323 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của bên nhận thế chấp như sau:
Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.
Như vậy, trường hợp các bên không có thỏa thuận khác trong hợp đồng thế chấp tài sản; thì ngân hàng có quyền được bán tài sản thế chấp mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp tài sản.
Khi vi phạm nghĩa vụ, không thực hiện hiện nghĩa vụ, thực hiện không đúng thì người thế chấp không có quyền định đoạt tài sản.
Đối với trường hợp giữa ngân hàng và bên thế chấp tài sản có những thỏa thuận khác trong hợp đồng thế chấp; thì ngân hàng phải có nghĩa vụ tôn trọng thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó, ngân hàng chỉ được xử lý tài sản theo phương thức mà các bên thỏa thuận; hoặc khi muốn xử lý tài sản thế chấp thì phải hỏi ý kiến của bên thế chấp tài sản.
Liên hệ Luật Sư X
Hi vọng, qua bài viết”Ngân hàng có được bán tài sản thế chấp khi chủ sở hữu không đồng ý “giải đáp được những thắc mắc cho các bạn về các vấn đề có liên quan.
Mọi thắc mắc liên quan xin vui lòng liên hệ Luật sư X, để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư.
Hotline : 0833102102
Câu hỏi liên quan
Căn cứ điều 296 bộ luật dan sự 2015. Điều kiện để thế chấp với nhiều ngân hàng không cần sự đồng ý của ngân hàng nhận thế chấp trước. Trừ trường hợp nếu các bên có thỏa thuận cụ thể khác.
Trường hợp bên thế chấp thực hiện quyền đầu tư để làm tăng giá trị của tài sản thế chấp thì phần giá trị đầu tư tăng thêm thuộc tài sản thế chấp. Nếu xảy ra xử lý tài sản thế chấp, phần tài sản ngoài phần nghĩa vụ bảo đảm sẽ thuộc bên thế chấp.
Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập hiệu lực đối kháng;
– Trường hợp có biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba và có biện pháp bảo đảm không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm có hiệu lực đối kháng với người thứ ba được thanh toán trước;
– Trường hợp các biện pháp bảo đảm đều không phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì thứ tự thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập biện pháp bảo đảm.