Thế chấp đất tại ngân hàng là một hình thức vay vốn phổ biến, trong đó người vay sử dụng quyền sử dụng đất của mình làm tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay. Đất trồng cây lâu năm là tài sản có giá trị cao và tương đối ổn định, do đó, thế chấp đất giúp người vay có thể vay được số tiền lớn hơn so với việc vay không có tài sản đảm bảo hoặc vay thế chấp tài sản có giá trị thấp hơn. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Ngân hàng cho vay đất trồng cây lâu năm như thế nào? Thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng đất trồng cây lâu năm ra sao? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Ngân hàng cho vay đất trồng cây lâu năm như thế nào?
Quy trình thế chấp đất tại ngân hàng thường được thực hiện theo quy định pháp luật rõ ràng, bảo vệ quyền lợi của cả người vay và ngân hàng. Điều này giúp người vay yên tâm hơn khi thực hiện các giao dịch tài chính lớn. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Ngân hàng cho vay đất trồng cây lâu năm như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Vay vốn ngân hàng theo hình thức thế chấp quyền sử dụng đất (sổ đỏ/ sổ hồng) là hình thức vay vốn phổ biến. Khi vay vốn ở hình thức này thì khách hàng sẽ dùng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay và hạn mức được ngân hàng duyệt vay.
Theo đó, hạn mức vay cho khoản vay theo hình thức thế chấp quyền sử dụng đất của khách hàng có giá trị tối đa bằng 80% giá trị của tài sản đảm bảo. Khi vay vốn theo hình thức thế chấp thì Ngân hàng sẽ giữ lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khách hàng và khách hàng sẽ nhận được khoản vay cho đến khi giải chấp được thì Ngân hàng sẽ trả lại cho khách hàng.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 thì điều kiện để người sử dụng đất được thế chấp quyền sử dụng đất bao gồm:
– Đất thế chấp đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận), trừ trường hợp về thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 168 và khoản 3 Điều 186 Luật Đất đai năm 2013;
– Đất không thuộc diện có tranh chấp;
– Đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Đất vẫn đang trong thời hạn sừ dụng đất theo quy định tại Điều 126 Luật Đất đai năm 2013.
Như vậy, khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện trên thì người sử dụng đất nếu có nhu cầu thì có quyền thể chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm để vay vốn ngân hàng. Theo đó, tuỳ từng ngân hàng thì có thể chấp nhận việc thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm để vay vốn. Tuy nhiên, một điều mà cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp cần lưu ý khi thế chấp quyền sử dụng đất là giá trị của đất trồng cây lâu năm sẽ không thể bằng đất ở. Do đó, hiện nay có một số ngân hàng sẽ tiếp nhận đất thế chấp là đất trồng cây lâu năm nhưng một số ngân hàng thì không. Nên khi đáp ứng các điều kiện để được thế chấp quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất nên liên hệ trực tiếp với ngân hàng để biết được về việc ngân hàng có chấp nhận cho vay vốn với tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm không.
Bên cạnh đó, để có thể tiến hàng vay thế chấp ngân hàng bằng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện về chủ thể vay vốn mà ngân hàng quy định.
Chẳng hạn như ở Ngân hàng VP Bank- Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng thì điều kiện để có thể đăng ký vay thế chấp ssor đỏ tại ngân hàng bao gồm:
– Khách hàng là cá nhân/ hộ gia đình có quốc tịch Việt Nam, hoặc cá nhân là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
– Độ tuổi từ 20 – 60;
– Có thu nhập thường xuyên và ổn định trên 4,5 triệu đồng/tháng;
– Có địa chỉ thường trú, hoặc sinh sống và làm việc thường xuyên tại tỉnh/thành phố có phòng giao dịch/chi nhánh của ngân hàng;
– Không có nợ xấu tại bất kỳ ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nào trong 5 năm liên tiếp;
– Tài sản đảm bảo là giấy tờ đất phải có đầy đủ giá trị pháp lý.
Còn tại Ngân hàng MSB- Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam thì điều kiện để có thể vay thế chấp bao gồm:
– Khách hàng trong độ tuổi lao động: từ 20 – 65 tuổi;
– Thu nhập tối thiểu 5 triệu đồng;
– Không có nợ quá hạn trong vòng 01 năm trở lại, không có nợ quá hạn từ 91 ngày trở lên trong vòng 2 năm trở lại;
– Tài sản đảm bảo là đất phải có giấy tờ đầy đủ giá trị pháp lý.
>> Xem thêm: 5 trường hợp không được phép xây dựng
Thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng đất trồng cây lâu năm ra sao?
Thế chấp đất tại ngân hàng là một giải pháp tài chính hiệu quả cho những ai cần vốn lớn với lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ dài hạn.Vốn vay từ việc thế chấp đất có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như đầu tư kinh doanh, mua sắm tài sản, thanh toán chi phí học tập, xây dựng hoặc sửa chữa nhà cửa, hoặc các nhu cầu cá nhân khác. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng đất trồng cây lâu năm ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Để vay thế chấp ngân hàng bằng quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm thì người sử dụng đất cần phải lựa chọn một ngân hàng phù hợp (ngân hàng chấp nhận cho vay bằng việc thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm) và thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ vay vốn thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm:
Hò sơ mà khách hàng cần chuẩn bị để vay vốn theo hình thức thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:
– Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu của Ngân hàng mà khách hàng lựa chọn;
– Giấy tờ chứng minh nhân thân của khách hàng như: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Giấy tờ xác nhận cư trú;
– Giấy tờ pháp lý chứng minh tình trạng hôn nhân của khách hàng:
+ Nếu khách hàng vay vốn độc thân thì sẽ cung cấp Giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân- xác nhận độc thân do Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn nơi khách hàng thường trú cấp;
+ Nếu khách hàng vay vốn đã kết hôn thì cũng cấp Giấy đăng ký kết hôn do Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn cấp.
– Giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng cây lâu năm;
– Giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập hàng tháng để bảo đảm đủ điều kiện vay vốn.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, tài liệu đề nghị vay thế chấp trên thì khách hàng sẽ nộp hồ sơ đến ngân hàng.
Bước 2: Ngân hàng tiếp nhận và giải quyết hồ sơ:
Khi khách hàng nộp hồ sơ yêu cầu vay vốn bằng hình thức thế chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất trồng cây lâu năm thì ngân hàng sẽ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ chưa đảm bảo đầy đủ và hợp lệ thì chuyên viên ngân hàng cần thông báo và hướng dẫn khách hàng sửa đổi, bổ sung hồ sơ sao cho đầy đủ và hợp lệ. Nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ thì nhân viên ngân hàng sẽ tiếp nhận hồ sơ khách hàng và nhập lên hệ thống ngân hàng.
Sau khi giao dịch viên ngân hàng nhập thông tin khách hàng, khoản vay cùng tài sản thế chấp lên hệ thống ngân hàng thì Ngân hàng sẽ lập Hội đồng thẩm định để thẩm định về thông tin khách hàng. Hội đồng thẩm định sẽ thẩm định về các thông tin sau:
– Thông tin khách hàng, số điện thoại tham chiếu;
– Thẩm định về tài sản mà khách hàng dùng để thế chấp khoản vay ngân hàng;
– Thẩm định về công việc, thu nhập của khách hàng xem có đảm bảo điều kiện vay vốn hay không…
Bước 3: Ngân hàng duyệt hạn mức vay, hỗ trợ khách hàng ký Hợp đồng vay vốn và giải ngân cho khách hàng:
Sau khi tiến hành thẩm định các thông tin của khách hàng, thông tin về khoản vay nếu xét thấy khách hàng không đảm bảo điều kiện được vay vốn thì Ngân hàng sẽ có quyết định không duyệt khoản vay và không giải ngân cho khách hàng. Nếu sau khi thẩm định xét thấy thông tin khách hàn đã bảo đảm có thể thực hiện vay vốn thì ngân hàng sẽ duyệt hạn mức vay cho khách hàng.
Khi được duyệt hạn mức vay, Ngân hàng sẽ mời khách hàng đến trực tiếp ngân hàng để thông báo và hỗ trợ khách hàng ký Hợp đồng vay bằng hình thức thế chấp quyền sử dụng đất trồng cây lâu năm và thực hiện giải ngân cho khách hàng bằng hạn mức vay đã được duyệt.
Đất rừng sản xuất có được thế chấp không?
Một số địa phương có thể có những quy định cụ thể và chặt chẽ hơn về việc thế chấp đất đai nói chung. Do đó, người vay cần tìm hiểu kỹ các quy định địa phương liên quan. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà loại đất đó có thể được sử dụng làm tài sản thế chấp tại ngân hàng hay không. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục vay thế chấp ngân hàng bằng đất trồng cây lâu năm ra sao, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Đất rừng sản xuất là loại đất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Rừng sản xuất hiện nay gồm: Rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng sản xuất là rừng trồng.
Theo đó, Điều 84 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất để trồng rừng sản xuất có quyền sau đây:
– Các quyền của chủ rừng quy định tại Điều 73 Luật Lâm nghiệp năm 2017;
– Được sở hữu cây trồng, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng sản xuất do chủ rừng đầu tư;
– Được sở hữu cây trồng xen, vật nuôi và tài sản khác trên đất trồng rừng phòng hộ do chủ rừng đầu tư;
– Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng;
– Được chia sẻ lợi ích từ rừng trong trường hợp trồng rừng bằng vốn ngân sách nhà nước;
– Được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng; thế chấp, góp vốn bằng giá trị rừng sản xuất là rừng trồng;
– Cá nhân được để lại quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, quyền sử dụng rừng cho người thừa kế theo quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hộ gia đình, cá nhân có quyền sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng được quyền thế chấp bằng giá trị rừng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Ngân hàng cho vay đất trồng cây lâu năm như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 27 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất gồm các giấy tờ sau đây:
– Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 01a;
– Hợp đồng thế chấp hoặc hợp đồng thế chấp có công chứng, chứng thực trong trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực).
– Giấy tờ chứng minh trong các trường hợp:
Văn bản ủy quyền trong trường hợp người yêu cầu đăng ký là người được ủy quyền (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao không có chứng thực kèm bản chính để đối chiếu);
Một trong các loại giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng không phải nộp phí khi thực hiện đăng ký biện pháp bảo đảm.
Để thực hiện quyền thế chấp, cá nhân, hộ gia đình cần đảm bảo đáp ứng được các điều kiện theo quy định pháp luật.
Cụ thể, theo Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện quyền thế chấp quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
– Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.