Đèn giao thông (đèn tín hiệu giao thông, đèn điều khiển giao thông, đèn xanh đèn đỏ) là thiết bị được dùng để điều khiển giao thông ở những giao lộ có lượng phương tiện lưu thông lớn (thường là ngã ba, ngã tư đông xe qua lại). Đây là một thiết bị quan trọng không những an toàn cho các phương tiện mà còn giúp giảm ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Nó được lắp ở tâm giao lộ hoặc trên vỉa hè. Đèn tín hiệu giao thông có thể hoạt động tự động hay cảnh sát giao thông điều khiển. Cùng Luật sư X tìm hiểu về ngã ba đèn đỏ có được đi thẳng không qua bài viết dưới đây.
Ngã ba đèn đỏ có được đi thẳng không?
Theo Khoản 2 Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 và Khoản 4.1 Điều 4 QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 54/2019/TT-BGTVT thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lực của người điều khiển giao thông nếu các hình thức báo hiệu có ý nghĩa khác nhau cùng ở một khu vực theo thứ tự sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
- Hiệu lệnh của đèn tín hiệu.
- Hiệu lệnh của biển báo hiệu.
- Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.
Theo nguyên tắc, khi đi đường gặp đèn đỏ thì phải dừng xe, chờ đến khi đèn chuyển sang màu xanh mới tiếp tục được đi tiếp. Tuy nhiên, nếu CSGT hướng dẫn cho phép được đi thẳng khi có đèn đỏ thì người đi đường phải chấp hành sự điều khiển này.
Trường hợp xe ưu tiên
Tại Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, những xe được xem là xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông gồm:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Có đèn tín hiệu, biển báo cho phép tiếp tục di chuyển
Khi có đèn tín hiệu hoặc biển báo cho phép, người tham gia giao thông được phép rẽ hoặc đi thẳng dù có đèn đỏ:
- Có đèn tín hiệu màu xanh được lắp đặt kèm theo báo hiệu được ưu tiên rẽ. Đây thường là một đèn phụ, hình mũi tên màu xanh được lắp phía dưới cột đèn giao thông.
- Có biển báo giao thông, thường là biển phụ được đặt dưới cột đèn giao thông cho phép các xe được rẽ khi đèn đỏ.
Có vạch kẻ kiểu mắt võng
Vạch kẻ đường này thường có màu vàng, được đan xen với nhau, xuất hiện ở làn xe trong cùng của đường đi. Trong khu vực vạch này, các xe đi trên đường bắt buộc phải rẽ phải, không được phép đi thẳng hoặc dừng đỗ.
Vượt đèn đỏ trong một số tình huống đặc biệt
Tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định rõ, người thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong các trường hợp sau sẽ không bị xử phạt:
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
- Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.
- Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Nếu việc vượt đèn đỏ do các nguyên nhân nêu trên thì người vi phạm sẽ không bị CSGT xử phạt hành chính.
Ngã 3 đèn đỏ có được đi thẳng không?
Các trường hợp đèn đỏ được đi thẳng bao gồm:
Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Mặc dù tín hiệu đèn đỏ yêu cầu người tham gia giao thông dừng xe trước vạch nhưng khi có hiệu lệnh cho phép đi thẳng của các chiến sĩ Cảnh sát giao thông phân luồng thì người này vẫn được đi tiếp.
Bởi theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, ngay cả khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với tín hiệu của đèn điều khiển giao thông, biển báo hiệu hoặc vạch kẻ đường thì người tham gia giao thông vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh hiệu lệnh đó.
Xe ưu tiên đang làm nhiệm vụ
Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ 2008, xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ sẽ không bị hạn chế tốc độ, được phép tiếp tục di chuyển kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ.
Biển báo phụ cho phép đi thẳng khi đèn đỏ
Tại những con đường cắt nhau không thành hình tạo ngã ba giao lộ, nếu hướng đối diện các phương tiện không lưu thông thì biển phụ “Đèn đỏ được đi thẳng” sẽ được lắp đặt để đảm bảo giao thông được thông suốt, tránh tình trạng ùn tắc.
Nếu gặp biển báo này, dù đèn tín hiệu chuyển đỏ, người điều khiển phương tiện vẫn được phép đi thẳng.
- Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện): Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng (điểm e, khoản 4 và điểm b khoản 10 Điều 6).
- Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX từ 1 tháng đến 3 tháng; từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn giao thông (điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5 ).
Đối với máy kéo, xe máy chuyên dùng: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng, tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1 tháng đến 3 tháng; từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn (Điểm đ Khoản 5; Điểm a, b Khoản 10 Điều 7).
Mời bạn xem thêm:
- Vi phạm giao thông có thể bị phạt đến 75 triệu đồng từ năm 2022?
- Tại sao đèn tín hiệu giao thông lại có màu đỏ vàng và xanh?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tạm dừng công ty, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, mẫu tạm ngừng kinh doanh, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ được quy định theo điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP. Theo đó, người điều khiển xe mắc lỗi vượt đèn đỏ cũng như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông có thể bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng. Ngoài ra, người lái còn phải chịu thêm các hình phạt bổ sung. Theo điểm b, c khoản 11 Điều 5, xe ô tô vi phạm lỗi không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 – 03 tháng. Trong trường hợp không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông và gây tai nạn, người lái sẽ bị tước giấy phép từ 02 – 04 tháng.
– Có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
– Có biển báo phụ cho phép rẽ trái
Theo Điều 22 Luật Giao thông đường bộ, những xe sau đây được xem là xe ưu tiên khi đi làm nhiệm vụ phải có tín hiệu còi, cờ, đèn theo quy định; không bị hạn chế tốc độ; được phép đi vào đường ngược chiều, các đường khác có thể đi được, kể cả khi có tín hiệu đèn đỏ và chỉ phải tuân theo chỉ dẫn của người điều khiển giao thông gồm:
– Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
– Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
– Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
– Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.