Dịch Covid-19 diễn ra khiến các giao dịch truyền thống giảm, các sàn thương mại điện tử thì bùng nổ số lượng đơn hàng. Từ đây, nhiều đối tượng đã lợi dụng tình trạng này để kinh doanh các loại hàng giả, đặc biệt là hàng hiệu của các nhãn hiệu nổi tiếng như Gucci, Louis Vuiton, Chanel,… Vậy nên làm gì khi mua online phải hàng hiệu giả? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Như thế nào được coi là hàng giả?
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, “hàng giả” bao gồm:
- Hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng không đúng với nguồn gốc bản chất tự nhiên, tên gọi của hàng hóa; hàng hoá không có giá trị sử dụng, công dụng hoặc có giá trị sử dụng, công dụng không đúng so với giá trị sử dụng, công dụng đã công bố hoặc đăng ký.
- Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản hoặc định lượng chất chính tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa.
- Thuốc giả, dược liệu giả theo quy định của Luật Dược năm 2016.
- Thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật không có hoạt chất; không có đủ loại hoạt chất đã đăng ký; có hoạt chất khác…
- Hàng hóa có nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa ghi chỉ dẫn giả mạo tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối hàng hóa; giả mạo mã số đăng ký lưu hành, mã số công bố; mã số mã vạch của hàng hóa hoặc giả mạo bao bì hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác; giả mạo về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa hoặc nơi sản xuất; đóng gói, lắp ráp hàng hóa.
- Tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả.
Nên làm gì khi mua online phải hàng hiệu giả?
Hành vi bán hàng hiệu giả tuỳ theo tính chất, mức độ có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn bán hàng giả.
Xử phạt hành chính
Khoản 1 Điều 11 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, mức phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000. Tùy vào giá trị thực tế của hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật. Cụ thể như sau:
Mức phạt tiền | Trường hợp giá trị hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật | Trường hợp thu lợi bất hợp pháp |
Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng | Dưới 3.000.000 đồng | Dưới 5.000.000 đồng |
Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng | Từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng | Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng |
Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng | Từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng | Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng |
Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng | Từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng | Từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng |
Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng | Từ 30.000.000 đồng trở lên (không bị truy cứu trách nhiệm hình sự) |
Trong một số trường hợp vi phạm cụ thể có thể phạt tiền gấp hai lần các mức tiền phạt quy định.
Xử lý hình sự
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Hình sự, người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thì người nào sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ một năm đến 5 năm:
– Hàng giả trị giá từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng đến dưới 150.000.000 đồng trong trường hợp không xác định được giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn;
– Hàng giả trị giá dưới 20.000.000 đồng tính theo giá bán, giá niêm yết, giá ghi trong hóa đơn hoặc hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này…
Giải pháp cần làm khi mua phải hàng hiệu giả
Như vậy, nếu bạn bị lừa khi mua online phải hàng hiệu giả, thì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm đến cơ quan cảnh sát điều tra công an cấp huyện nơi bên bán có trụ sở/cửa hàng/kho hàng…
Để có cơ sở giải quyết, bạn cần cung cấp cho cơ quan điều tra chứng từ, hóa đơn mua hàng, hàng giả (chiếc túi), tin nhắn, điện thoại trao đổi giữa hai bên, chứng từ chuyển tiền hoặc xác nhận chuyển tiền của ngân hàng (nếu bạn thanh toán online) và các tài liệu, chứng cứ khác, nếu có.
Có thể bạn quan tâm:
- Sản xuất buôn bán thuốc giả có bị phạt tù theo quy định pháp luật không?
- Buôn bán hàng giả, hàng nhái bị xử phạt như thế nào?
- Livestream bán hàng giả thì bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Nên làm gì khi mua online phải hàng hiệu giả?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Buôn bán là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa hàng hóa vào lưu thông.
Hàng giả thường phải chứa một hoặc nhiều dấu hiệu giả như:
– Giả về chất lượng và công dụng;
– Giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa;
– Giả mạo về sở hữu trí tuệ;
– Giả mạo về các loại tem, nhãn, bao bì hàng hóa.
Pháp luật hiện hành không có quy định khái niệm “hàng nhái”; mà thuật ngữ này chỉ sử dụng để được hiểu là sản phẩm đang lưu thông trên thị trường không phải là sản phẩm chính thống do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối chính đưa ra thị trường. Do đó, để sử dụng thuật ngữ chính theo các văn bản pháp luật thì chỉ sử dụng thuật ngữ “hàng giả”.
Điều 213 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, quy định về hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ. Theo đó, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu là hàng hóa, bao bì của hàng hóa có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng; hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý. Như vậy, hàng hóa này đã được bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ. Mọi hình vi xâm phạm làm tổn hại đến nhãn hiệu đều phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.