Kết hôn được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Kết hôn do hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được ép buộc, cản trở. Sự tự nguyện của hai bên nam, nữ là điều kiện kết hôn luật định, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên nam, nữ thì không đủ điều kiện để kết hôn. Để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện trong thực tế, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện kết hôn theo luật định.
Cùng Luật sư X tìm hiểu nam và nữ không đủ điều kiện kết hôn nếu thuộc trường hợp nào qua bài viết dưới đây.
Nam và nữ không đủ điều kiện kết hôn nếu
Ngày nay, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, con người ngày càng có hiểu biết và văn minh hơn, cho nên thay vì chịu sự chi phối bởi ý kiến của các bậc cha mẹ trong vấn đề hôn nhân, họ đang trở nên độc lập và được tự mình quyết định. Đó là xu thế tất yếu của thời đại, khi hôn nhân được bảo đảm thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện và tiến bộ.
Hôn nhân tự nguyện theo quan điểm của chủ nghĩa Mác bao hàm cả hai khía cạnh, đảm bảo quyền tự do kết hôn, tự do ly hôn và sự tự nguyện, tự thỏa thuận giữa vợ chồng trong thời kì hôn nhân về các vấn đề chung của gia đình cũng như các vấn đề riêng của mỗi bên. Xuất phát từ chỗ tình yêu được coi là cơ sở của hôn nhân cho nên việc quyết định lựa chọn người bạn đời và đi đến hôn nhân phải là việc của bản thân hai bên nam nữ. Mặt khác, khi tình yêu giữa hai bên nam nữ không còn nữa thì việc đảm bảo cho họ được tự do ly hôn lại thực sự cần thiết vì như vậy là giải phóng cho họ.
Tại Việt Nam, “hôn nhân” được định nghĩa là “quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc bền vững.
Nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm giữa hai bên và tương trợ lẫn nhau về những nhu cầu tinh thần, vật chất trong đời sống hàng ngày. Hôn nhân là quan hệ gắn liền với nhân thân của mỗi bên nam nữ với tư cách là vợ chồng.
Dưới chế độ phong kiến, cha mẹ quyết định việc hôn nhân của con cái, cưỡng ép hôn nhân cho nên tình yêu không thể là cơ sở của hôn nhân.
Ngày nay, hôn nhân mới có điều kiện đảm bảo tự do thực sự. Đó là hôn nhân được xây dựng dựa trên cơ sở tình yêu chân chính giữa nam và nữ.
Sự liên kết bằng tình yêu đó được Nhà nước thừa nhận dưới hình thức pháp lý qua việc đăng ký kết hôn. Đăng ký kết hôn làm xác lập quan hệ hôn nhân và là cơ sở để hình thành gia đình.
Các trường hợp nam và nữ không đủ điều kiện kết hôn
Theo Luật HN&GĐ Việt Nam, kết hôn được hiểu là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. Quyền kết hôn là quyền gắn với nhân thân của mỗi bên nam nữ, quyền này được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Kết hôn do hai bên nam, nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được ép buộc, cản trở. Sự tự nguyện của hai bên nam, nữ là điều kiện kết hôn luật định, nếu thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên nam, nữ thì không đủ điều kiện để kết hôn. Trường hợp đã kết hôn mà vi phạm sự tự nguyện thì về nguyên tắc, quan hệ đó không được thừa nhận là hôn nhân.
Bất kể người nào ép buộc hoặc cản trở việc kết hôn đều vi phạm nguyên tắc hôn nhân tự nguyện tiến bộ và không được pháp luật công nhận. Nam và nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì được lập gia đình một cách tự do, trên cơ sở tự nguyện mà không bị ai ép buộc, ngăn cản.
Khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ 2014 qui định, cấm các hành vi: Kết hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Yêu sách của cải trong kết hôn.
Để đảm bảo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ được thực hiện trong thực tế, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:
– Độ tuổi kết hôn
Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định độ tuổi kết hôn đối với nam là “từ đủ 20 tuổi trở lên”, còn đối với nữ là “từ đủ 18 tuổi trở lên”. Việc xác định độ tuổi như vậy căn cứ vào sự phát triển tâm sinh lý của con người, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội nước ta. Ở độ tuổi này, nam, nữ có sự phát triển đầy đủ về sức khỏe thể chất để đảm đương vai trò làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ và bảo đảm con cái họ sinh ra được khỏe mạnh. Bên cạnh đó, khi nam, nữ đạt độ tuổi trưởng thành, họ có thể tự nhận thức, tự lựa chọn và tự đưa ra quyết định đối với hôn nhân của mình, cha mẹ khó áp đặt, ép buộc lấy người mà họ không có tình cảm.
– Sự tự nguyện thật sự của cả hai bên kết hôn
Điểm b khoản 1 Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 qui định “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định”. Tự nguyện hoàn toàn trong việc kết hôn là hai bên nam nữ tự mình quyết định việc kết hôn và thể hiện ý chí là mong muốn trở thành vợ chồng của nhau. Mỗi bên không chịu tác động của đối phương hay bất kì người nào khác khiến họ phải kết hôn trái với nguyện vọng của bản thân. Sự tự nguyện kết hôn phải thể hiện rõ là họ mong muốn được gắn bó với nhau, cùng nhau chung sống suốt đời nhằm thỏa mãn nhu cầu tình cảm của hai người, đảm bảo cho họ được tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn.
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự
Nhằm bảo đảm cho cả nam và nữ tự do thể hiện ý chí và tình cảm khi kết hôn, pháp luật hôn nhân gia đình quy định người kết hôn phải “không bị mất năng lực hành vi dân sự”, tức là họ không bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi.
Do đó, nếu việc kết hôn giữa hai bên nam, nữ vi phạm các điều kiện kết hôn theo luật định thì sẽ không được pháp luật công nhận quan hệ hôn nhân.
Mời bạn xem thêm:
- Năm 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không?
- Pháp luật Việt Nam quy định độ tuổi nào dưới đây được kết hôn?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ thành lập công ty mới, công văn tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty trách nhiệm hữu hạn, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, tra số mã số thuế cá nhân, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Các trường hợp sau đây được xem là vi phạm điều kiện kết hôn tự nguyện:
a) Một bên ép buộc nên bên bị ép buộc đồng ý kết hôn. Ví dụ: Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần hoặc dùng vật chất…
b) Một bên lừa dối nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn. Ví dụ: Lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu; che giấu hoặc sửa chữa lý lịch chính trị hoặc lý lịch tư pháp đặc biệt xấu của mình…
c) Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép, buộc người bị cưỡng ép kết hôn trái với nguyện vọng của họ. Ví dụ: Bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau…
Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.
Theo khoản 1 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì nam, nữ kết hôn phải không bị mất năng lực hành vi dân sự.