Chào luật sư. Hiện tại tôi đang gặp một vẫn đề khá nghiêm trọng với bạn của mình. Hai ngày trước bạn tôi có qua nhà mượn tôi xe máy SH và nói là để đi lấy đồ vì xe của bạn hỏng. Vì là bạn bè lâu năm, tôi đã đưa xe của mình cho bạn. Tuy nhiên một ngày sau tôi có liên lạc lại để bảo bạn trả xe. Nhưng bạn không trả lời, thậm chí còn chặn số điện thoại của tôi. Sau khi hỏi han mọi người xung quanh, tôi mới biết rằng bạn kia đã lấy xe máy của tôi mang đi cắm để lấy tiền đánh bạc. Vậy Luật sư cho tôi hỏi mượn xe máy xong mang đi cắm lấy tiền có phạm tội không? Tôi phải làm thế nào để lấy lại xe? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn Quý khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X. Với thắc của Quý khách hàng chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Căn cứ theo các thông tin mà Quý khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽ đưa ra các vấn đề liên quan đến “Mượn xe máy xong mang đi cắm lấy tiền thì phạm tội không?“. Đồng thời đưa ra cách giải quyết khi Quý khách hàng muốn lấy lại chiếc xe máy.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Theo như thông tin bạn cung cấp. Bạn của bạn có hỏi mượn xe máy của bạn, sau đó đã đem xe đi cầm đồ. Và hành vi mượn xe máy xong mang đi cắm lấy tiền nói trên đã đủ các căn cứ để cấu thành tội phạm. Cụ thể căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi này cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại Điều 174 BLHS quy định về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Mà tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. Hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây.
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175. Và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Và một việc quan trọng cần xác định là năng lực trách nhiệm hình sự của người bạn kia. Bạn cần xác định chính xác họ có năng lực trách nhiệm hình sự hay không. Đây là vấn đề quan trọng và cần phải chú tâm trong mọi người hợp.
Hành vi lừa dối
Trong trường hợp của bạn. Người bạn kia đã dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả. Đó là nói rằng xe của mình bị hỏng nên mới mượn xe của bạn để đi làm. Và người bạn này làm cho người khác tin đó là thật. Vàbạn đã giao tài sản là chiếc xe máy cho người phạm tội là bạn của bạn.
Việc đưa ra thông tin giả đực thực hiện bằng lời nói để chiếm đoạt tài sản. Ở đây do là bạn bè nên bạn đã tin tưởng và tiến hành đưa tài sản của mình cho họ. Sau khi họ đến và nói rằng cho họ mượn vì xe họ bị hỏng.
Hành vi chiếm đoạt tài sản
Chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Và hành vi này gắn liền. Và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối. Tức là người phạm tội sẽ thực hiện hành vi lừa dối hay thủ đoạn lừa dối để chiếm đoạt tài sản này.
Ngoài ra người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý. Giá trị giá trị tài sản để cấu thành tội phạm có mức tối thiểu là từ 2.000.000 đồng. Và có thể nhận thấy giá trị của một chiếc xe máy SH là nhiều hơn mức 2.000.000 đồng nói trên.
Với những thông tin bạn cung cấp. Bạn của bạn đã có hành vi gian dối khi nói mượn xe để đi lấy đồ do xe của mình bị hỏng. Từ đó nhằm thực hiện múc đích chiếm đoạt tài sả. Lấy xe mấy cua bạn cầm đồ để lấy tiền đi đánh bạc. Hành vi này được xác định là hành vi gian dối đối với chủ sở hữu tài sản (chiếc xe máy) là bạn. Và hành vi này nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản để mang đi cắm lấy tiền.
Từ đó có thể khẳng định, với việc mượn xe máy xong mang đi cắm lấy tiền là có phạm tội. Cụ thể là phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Và bạn của bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sai trái của mình.
Làm thế nào để lấy lại xe?
Để có thể lấy lại chiếc xe máy khi xe của bạn đã bị mang đi cắm. Căn cứ theo quy định tại Điều 144, 146 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Bạn phải tiến hành làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đến cơ quan công an huyện/quận nơi xảy ra hành vi phạm tội. Theo đó nơi xảy ra hành vi phạm sẽ được xác định là nơi mà người bạn kia đã hỏi mượn xe của bạn. Mà theo như thông tin bạn cung cấp nơi xảy ra hành vi phạm tội được xác định là nhà của bạn. Vì vậy bạn phải làm đơn tố cáo và đến cơ quan công huyện/quận mà nhà bạn đang ở.
Tại đơn tố cáo bạn phải nêu rõ họ tên của mình. Đồng thời cũng ghi rõ số chứng minh nhân dân/ căn cước công công. Lý do viết đơn là gì? Bạn khởi kiện ai? Và nêu rõ vụ việc để cơ quan điều tra có thể điều tra và xác minh được chính xác nhất.
Sau khi làm đơn tố cáo và nộp đơn tại cơ quan có thẩm quyền. Cơ quan công an sẽ tiến hành điều tra và xác minh theo đơn tố cáo của bạn. Khi đã xác định được thực tế đã có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản như bạn cung cấp. Cơ quan điều tra công an huyện/quận sẽ có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bạn của bạn.
Sau khi kết thúc vụ án. Chiếc xe máy sẽ được trả về cho chủ sở hữu hợp pháp là bạn.
Vì vậy, khi phát hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bạn cần phải làm đơn tố cáo đến cơ quan công an ngay lập tức để chắc chắn quyền và lợi ích của mình được bảo vệ. Theo đó bạn cũng sẽ lấy lại được tài sản của mình mà không phải mất khoản tiền chuộc xe nào.
Thông tin liên hệ Luật sư
Trên đây là các phân tích về vấn đề “Mượn xe máy xong mang đi cắm lấy tiền có phạm tội không”. Đồng thời đưa ra hướng giải quyết cho Quý khách hàng khi muốn lấy lại xe của mình. Vì vậy khi Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ liên quan đến vấn đề trên cũng như các vấn đề pháp lý khác. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833102102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Youtube: https://www.youtube.cm/Luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi lừa lối là hành vi dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật. Tuy nhiên lại làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội.
Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết. Hoặc bằng hành động. Hay bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Theo đó hành vi này sẽ gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối.
Tức là việc thực hiện hành vi dùng thủ đoạn gian dối là nhân nhân. Từ đó giúp cho người phạm tôi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo đó người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Mà tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Trong trường hợp dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc các trường hợp như. Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm. Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hộ…Thì vẫn sẽ vị chịu trách nhiệm hình sự.