Xin chào Luật sư X, năm 2021 một người họ hàng đã đến mượn tiền tôi với số tiền là 20. 000.000 đồng thời hạn trả tiền là tháng 6 năm 2022 với lý do chăm cho con bị bệnh ung thu dạ dày cần tiền phẩu thuật gắp. Nể tình dòng họ và thương cháu nên tôi đã cho mượn nhưng dù đến hạn trả tiền đã lâu nhưng người họ hàng đó vẫn không có ý định trả dù tôi đã nhắc nhỡ nhiều lần, gần đây họ còn de dọa tôi nếu còn đòi nữa thì họ sẽ không trả số tiền đó nữa. Bức xúc với sự việc trên, tôi muốn khởi kiện yêu cầu trả tiền. Vậy theo quy định năm 2022, mượn tiền không trả có kiện được không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn vì câu hỏi của bạn và để giải đáp thắc mắc hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Khởi kiện được hiểu như thế nào?
Khởi kiện là hành vi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân bằng cách tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa sự việc có tranh chấp ra trước Tòa án theo thủ tục tố tụng nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền khởi kiện là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và quy định cụ thể tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.
Vụ án dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự đó là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại và các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội khác.
Những chủ thể của những quan hệ đó có tranh chấp và được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được gọi là các vụ án dân sự.
Các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”.
Điều kiện khởi kiện vụ án dân sự là gì?
– Chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.
- Người khởi kiện phải là người có quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở.
Bởi quyền, lợi ích hợp pháp về dân sự chỉ có được khi chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật nội dung: quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại, lao động, đất đai, nhà ở.
- Chủ thể không có quyền, lợi ích dân sự, không có quyền khởi kiện trừ một số trường hợp ngoại lệ theo quy định của pháp luật.
- Tuy nhiên, mặc dù người khởi kiện có quyền, lợi ích dân sự nhưng quyền, lợi ích đó không hoặc chưa bị xâm phạm thì cũng chưa đủ điều kiện khởi kiện vụ án dân sự.
– Vụ án được khởi kiện phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
- Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước.
- Tòa án chỉ thụ lý vụ án dân sự đối với những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của mình. Việc xác định thẩm quyền là một điều kiện cần thiết để đảm bảo cho hoạt động bình thường và hợp lý của bộ máy nhà nước.
– Vụ án vẫn còn thời hiệu khởi kiện
- Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà các chủ thể có quyền khởi kiện được quyền yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động để bảo vệ quyền, lợi ích bị xâm phạm.
- Hết thời hạn đó thì chủ thể khởi kiện mất quyền khởi kiện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án hay quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết bằng một bản án hay quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương sự không được khởi kiện lại đối với vụ án đó nữa, trừ những trường hợp khác theo quy định.
Như vậy khi đáp ứng được các điều kiện đã nêu ở trên thì người khởi kiện có quyền khởi kiện vụ án dân sự theo quy định.
Năm 2022, mượn tiền không trả có kiện được không?
Trường hợp vay mượn có giấy hợp đồng
Theo quy định tại Điều 463 Bộ Luật Dân sự 2015 về hợp đồng vay tài sản thì:
- Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay;
- Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định..
Trường hợp vay mượn không có giấy hợp đồng
Theo quy định tại Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 về hình thức của giao dịch dân sự thì hợp đồng cho vay tài sản có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Vì vậy, trường hợp cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh như hợp đồng cho vay thì giao dịch vẫn có hiệu lực pháp luật nếu được giao kết bằng miệng hoặc hành vi cụ thể của các bên.
Nếu hai bên không thỏa thuận được về việc kéo dài thời hạn trả nợ, bên vay có thể gửi đơn khởi kiện ra Tòa án.
Trong trường hợp bên cho vay tiền không có giấy tờ chứng minh giao dịch thì sử dụng các căn cứ như bản ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện khi cho vay; lời khai của người làm chứng hoặc sự xác nhận của bên vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác… để làm căn cứ khởi kiện, giải quyết tranh chấp trước Tòa án.
Như Luật sư X đã trình bày, trường hợp mượn tiền không trả dù có hợp đồng hay không thì bạn vẫn có thể khởi kiện hành vi mượn tiền không trả đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết và đòi lại quyền lợi cho mình.
Mượn tiền nhưng không trả bị xử lý như thế nào?
Trường hợp 1: Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả; không có dấu hiệu bỏ trốn; hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp dân sự. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể đến Tòa án dân sự để thực hiện thủ tục kiện đòi tài sản.
Trường hợp 2: Nếu bên vay có thể trả nợ nhưng không trả mà cố tình dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Xử lý hình sự khi cố tình vay tiền không trả
Vay tiền nhưng không trả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Cụ thể, tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định, các hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là:
Vay; mượn; thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện; khả năng nhưng cố tình không trả;
Vay; mượn; thuê tài sản của người khác; hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Khung 1
Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi:
Giá trị tài sản từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
Giá trị tài sản dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản; bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; cưỡng đoạt tài sản… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Khung 2
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi: Phạm tội có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; Dùng thủ đoạn xảo quyệt; Tái phạm nguy hiểm…
Khung 3
Phạt tù từ 05 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 4
Phạt tù từ 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Hình phạt bổ sung của tội này là phạt tiền tiền từ 10 – 100 triệu đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; người phạm tội có thể bị phạt tù đến 20 năm; phạt tiền đến 100 triệu.
Cách khởi kiện đòi nợ khi bạn mượn tiền không trả
Nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay tiền cư trú.
Hồ sơ khởi kiện gồm có:
- Đơn khởi kiện dân sự theo mẫu trong đó chỉ rõ yêu cầu kiện đòi tiền.
- Hợp đồng vay tiền đã thỏa thuận
- Kết luận của cơ quan Công an về hành vi vi phạm của ông B
- Các tài liệu kèm theo chứng minh việc đã đòi tiền mà ông B không trả…
Lưu ý: trường hợp nộp đơn khởi kiện Quý khách hàng sẽ phải nộp tiền tạm ứng án phí dựa trên số tiền tranh chấp; mức tạm ứng án phí được quy định bằng 50% mức án phí phải nộp.
Có thể bạn quan tâm:
- Công chức có được góp vốn vào doanh nghiệp không?
- Cá nhân có được góp vốn vào doanh nghiệp tư nhân không?
- Tại sao doanh nghiệp tư nhân không được góp vốn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Năm 2022, mượn tiền không trả có kiện được không?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp về vấn đề ly hôn đơn phương nhanh nhất thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
– Khởi kiện là phương thức để các chủ thể có thể hành động để tự bảo vệ các quyền dân sự của mình tránh nguy cơ xâm phạm xảy ra như khởi kiện để đòi lại tài sản, khởi kiện để yêu cầu chẩm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với thực hiện quyền dân sự hoặc kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Với hành vi khởi kiện kịp thời các cơ quan tố tụng sẽ có hành động can thiệp kịp thời, các quyền và lợi ích hợp pháp được bảo vệ, thiệt hại sớm được khắc phục, ngăn chặn và chấm dứt hành vi trái pháp luật và sớm khôi phục lại mối quan hệ thiện chí, cởi mở, giao hoà giữa các bên trong đời sống dân sự
Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả; trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Để đòi nợ đúng luật, chủ nợ không được thực hiện một trong các hành vi: dùng vũ lực; đe dọa dùng vũ lực; uy hiếp tinh thần hoặc bắt giữ người vay trái pháp luật.
Nếu hết thời hạn cho vay mà bên vay vẫn chưa trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.