Muốn bán nhà cần đáp ứng những điều kiện gì? Trình tự thủ tục thực hiện ra sao? Nhà không có giấy chứng nhận có bán được không?…. Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người quan tâm tìm hiểu. Do đó, trong nội dung bài viết này; Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Muốn bán nhà cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 118 Luật nhà ở 2014; quy định điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch mua bán nhà như sau
+ Nhà ở phải có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Trừ trường hợp sau thì không bắt buộc phải có giấy chứng nhận: mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Tổ chức thực hiện tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương. Bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở xã hội, nhà ở để phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu nhà nước; bán nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 62 của Luật nhà ở 2014. Bán nhà ở là nhà nhận thừa kế.
+ Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn.
+ Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.
Người bán nhà, người mua nhà cần đáp ứng những điều kiện gì?
Điều kiện về người bán nhà ở
Căn cứ khoản 1 Điều 119 Luật nhà ở 2014; quy định Bên bán nhà ở phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về bán nhà ở; Trường hợp chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại thì phải là người đã mua nhà ở của chủ đầu tư hoặc người đã nhận chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở.
+ Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự; để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự. Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
Điều kiện về người mua nhà ở
Căn cứ khoản 2 Điều 119 Luật nhà ở 2014; quy định Bên mua nhà ở phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
+ Nếu là cá nhân trong nước thì không bị mất năng lực hành vi dân sự; đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự; và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
+ Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam; phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật. Và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.
Thủ tục bán nhà ở
Căn cứ Điều 120 Luật nhà ở 2014; quy định trình tự, thủ tục thực hiện giao dịch về nhà ở như sau:
Bước 1: Đàm phán hợp đồng bán nhà
Các bên tham gia giao dịch mua bán nhà ở thỏa thuận lập hợp đồng mua bán bằng văn bản. Hợp đồng mua bán nhà ở bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Việc công chứng hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng; việc chứng thực hợp đồng về nhà ở được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở.
Nội dung hợp đồng mua bán nhà ở gồm các nội dung như sau:
+ Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức; và địa chỉ của các bên tham gia giao dịch mua bán.
+ Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch; và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán căn hộ chung cư; thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu.
+ Gía bán nhà do các bên thỏa thuận; trường hợp mua bán nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá; thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
+ Thời hạn và phương thức thanh toán tiền.
+ Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở.
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên.
+ Cam kết của các bên.
+ Các thỏa thuận khác (nếu có).
+ Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;
+ Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
+ Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên; nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin đề nghị cơ quan nhà nước Giấy chứng nhận
Các bên thỏa thuận để một bên thực hiện nộp hồ sơ đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó. Trường hợp mua nhà ở của chủ đầu tư dự án; thì chủ đầu tư có trách nhiệm làm thủ tục để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho bên mua; trừ trường hợp bên mua tự nguyện làm thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện cấp Giấy chứng nhận cho bên mua nhà ở cùng với nhận chuyển quyền sử dụng đất ở hợp pháp có nhà ở đó; thì đồng thời công nhận quyền sở hữu nhà ở cho bên nhận quyền sở hữu nhà ở.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Hợp đồng ủy quyền mua, bán nhà có phải công chứng không?
Câu hỏi thường gặp
Chủ sở hữu nhà ở là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có nhà ở hợp pháp thông qua các hình thức đầu tư xây dựng, mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở và các hình thức khác theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 117 Luật nhà ở 2014 quy định các hình thức giao dịch về nhà ở như sau: Giao dịch về nhà ở bao gồm các hình thức mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại, tặng cho, đổi, thừa kế, thế chấp, góp vốn, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở.
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Luật nhà ở 2014 quy định như sau: Ủy quyền quản lý nhà ở là việc chủ sở hữu nhà ở ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà ở trong việc quản lý, sử dụng nhà ở trong thời hạn được ủy quyền. Việc ủy quyền quản lý nhà ở chỉ được thực hiện đối với nhà ở có sẵn.