Theo thống kê hằng năm, tỷ lệ bạo lực học đường đang có dấu hiệu gia tăng và là vấn nạn gây nhức nhối cho toàn xã hội. Đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở những đối tượng là nam giới mà còn cả ở nữ giới, không chỉ giữa học sinh với nhau mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. Những vụ bạo lực học đường không chỉ gia tăng về số lượng mà còn gia tăng về mức độ nguy hiểm của nó, đặc biệt nghiêm trọng hậu quả dẫn đến chết người. Vậy đối với hành vi bạo lực học đường dẫn đến chết người sẽ bị truy cứu trách nhiệm và mức xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật. Xin mời quý đọc giả cùng Luật sư X theo dõi ngay bài viết bên dưới để tìm hiểu vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Thế nào là bạo lực học đường?
Bạo lực là việc sử dụng sức mạnh thể chất để thực hiện hành vi như: Đánh đập thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm,… tác động đến thân thể của một người khiến họ bị tổn thương về mặt thể chất và tinh thần.
Học đường là môi trường, không gian sinh hoạt, học tập của các đối tượng là học sinh, sinh viên. Tại đây học sinh, sinh viên sẽ được nhà trường đào tạo, giảng dạy những kiến thức văn hóa xã hội và rèn luyện thể lực,… để trở thành một người có ích cho xã hội.
Từ hai khái niệm trên ta có thể hiểu Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học mà đối tượng gánh chịu chủ yếu là các học sinh và sinh viên.
Một số hành vi bạo lực học đường phổ biến bao gồm:
– Hình vi đánh nhau giữa học sinh với học sinh với nhau, mang vũ khí đến trường hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường;
– Bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói;
– Bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục mà đối tượng gánh chịu là học sinh, sinh viên;
– Cách hình vi khác.
Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Từ phía học sinh
Học sinh chủ yếu là những đối tượng từ 12 – 17 tuổi đang trong quá trình học tập và biến đổi về thể chất, mặt tâm sinh lý; trong giai đoạn này sẽ hình thành nên tính cách của con người. Đây cũng là giai đoạn mà đòi hỏi nhà trường và gia đình có các biện pháp bảo vệ trẻ từ các yếu tố độc hại bên ngoài bởi khi trong giai đoạn này các em sẽ là đối tượng mà các thế lực tiêu cực trong xã hội nhắm đến.
Trong giai đoạn này khi trẻ chịu sự tác động, kích thích từ các nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường xung quanh của trẻ sẽ khiến các em học theo, hình thành lên tâm lý thích bắt nạt bạn bè, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường tại nhà trường. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường ở Việt Nam.
Từ phía nhà trường
Nhà trường có nhiệm vụ chính là giáo dục và đào tạo giúp cung cấp kiến thức, kỹ năng, hình thành lên tính cách và thái độ của hình sinh, sinh viên; chính vì vậy khi nhà trường có chương trình đào đạo không hợp lý không phát huy được các điều kiện cần đáp ứng của một tổ chức giáo dục con người sẽ là một trong nguyên nhân chính dẫn đến xảy ra các mặt tiêu cực trong nhà trường.
Ngày nay giáo dục của nhà trường còn nặng về các kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên đi nhiệm vụ giáo dục con người “tiên học lễ, hậu học văn” chưa có nhiều sự kết hợp với giáo dục pháp luật, các chương trình thực tế đưa trẻ tham gia vào các hoạt động có ích cho xã hội. Mặt khác cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một phần trái của xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng của nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo.
Từ phía gia đình
Nếu nhà trường đặc đánh giá là một thiết chế giáo dục con người ở vị trí thứ hai thì vị trí thứ nhất không phải thiết chế nào khác là của thiết chế gia đình. Trong môi trường gia đình là yếu tố trực tiếp quan trọng nhất tác động vào tâm lý hình thành lên các cư xử của trẻ giúp trẻ phân biệt được các điều có lợi và có hại khi thực hiện hành vi, biết lễ nghĩa kính trên nhường dưới, tôn trọng người nhiều tuổi hơn mình và giúp đỡ, che chở ngoài nhỏ tuổi, yếu thế hơn mình,…
Tuy nhiên hiện nay thay vì lựa chọn các hình thức giao dục nhẹ nhàng thì các bậc phụ huynh loại thường nặng lời quát tháo, thậm chí dùng tác động vật lý lên trẻ để giáo dục con cái cũng dễ dẫn đến những tình trạng bạo lực học đường.
Một yếu tố cần được quan tâm nữa đó là cùng với sự phát triển của xã hội, các bậc phụ huynh thường chạy đua theo các lợi ích của xã hội mà quên mất việc dành tình cảm đến con người; do ít được cha, mẹ quan tâm lên trẻ thường thiếu thốn tình cảm dẫn đến không hình thành hoàn chỉnh tính cách tích cực cho bản thân
Ngoài ra còn nhiều trường hợp phụ huynh bị stress trong công việc và trong cuộc sống và xả stress bằng bạo hành gia đình lên chính con cái của mình, hoặc bạo hành ngay trước mặt con trẻ những vụ bạo hành gia đình như này cũng không phải là chuyện hiếm gặp.
Chính những hành động như này của bố mẹ lại ảnh hưởng sâu sắc theo chiều hướng tiêu cực đến con cái. Đáng buồn hơn nữa tình trạng này ngày càng có xu hướng gia tăng trong một xã hội đang ngày càng phát triển hiện đại.
Cấp II và cấp III là giai đoạn học sinh hình thành nhân cách chỉ cần một tác động xấu từ gia đình và xã hội có thể gây nên tổn thương không thể chữa lành, hình thành những nhân cách không đúng về giá trị sống dẫn đến những vụ bạo lực học đường.
Từ phía xã hội
Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường ở trên thì các yếu tố của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động trực tiếp gây ra tình trạng bạo lực học đường
Đây là những yếu tố chịu ảnh hưởng từ môi trường văn hóa bao lực như trong các bộ phim bạo lực cấm trẻ em dưới 18 tuổi, sách báo, game điện tử chứa nhiều hành vi bạo lực, đồ chơi mang tính bạo lực (kiếm, súng..),…
Đây đều là những yếu tố đang thu hút rất nhiều trẻ em tham gia, bởi nó đang được phát tán công khai trên các trang mạng xã hội, cửa hàng,…mà khi trẻ tiếp cận sẽ ảnh hưởng khá lớn đến quá trình hình thành tâm lý ở hiện tại và trong tương lai.
Bạo lực học đường có bị nghiêm cấm theo pháp luật không?
Theo quy định tại Điều 37 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về những hành vi học sinh không được làm khi tham gia học tập tại trường cụ thể như sau:
Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bạo lực học đường là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT.
Mức xử phạt về bạo lực học đường dẫn đến chết người
Mức xử phạt về bạo lực học đường dẫn đến chết người
Theo Khoản 4 và Khoản 5 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác dẫn đến chết người như sau:
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;
d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;
đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân
a) Làm chết 02 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.
Ngoài ra, hành vi bạo lực học đường thường còn kèm theo hành vi chửi bới, xúc phạm, do đó có thể dẫn đến việc bị truy cứu thêm về tội làm nhục người khác. Theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội làm nhục người khác như sau:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường
Đối với học sinh
– Để phòng, tránh, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường thì học sinh, sinh viên cần tích cực rèn luyện văn hóa sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
– Học sinh cần phải nghiêm chỉnh Chấp hành tốt nội quy của nhà trường và lớp học.
– Học sinh cần tránh xa các nhân tố bạo lực trong môi trường xung quanh.
– Học sinh nên học cách kiềm chế cảm xúc để xảy ra những hậu quả nghiêm trọng không đáng có.
– Học sinh nên tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằm tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.
Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục
– Nhà trường và đội ngũ giáo viên cần tích cực hoàn thiện chương trình đào tạo và đưa bộ môn giảng dạy kỹ năng sống vào chương trình giáo dục
– Nhà trường cần phải tổ chức nhiều hoạt động rèn luyện, thi đua thể thao tại sân trường hay các chương trình tình nguyện đem lại giá trị cho xã hội để học sinh, sinh viên tham gia.
– Nhà trường cần có những hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
– Nhà trường nên phối hợp với bộ phận công an tổ chức nhiều buổi tọa đàm, truyền đạt các kiến thức về bạo lực học đường và các phòng tránh
Đối với giáo viên
– Đội ngũ giáo viên cần phải thường xuyên theo dõi, quan tâm và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm.
– Có biện pháp can thiệp kịp thời đến các nhân tố xấu của thế giới bên ngoài và trong nhà trường có thể tác động xấu đến học sinh, sinh viên của mình quản lý.
– Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh cho trẻ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
– Tích cực tham gia, phối hợp với gia đình và nhà trường để giúp việc quản lý và giáo dục học sinh để có thể quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn mà học sinh gặp phải.
Đối với gia đình
– Trong môi trường gia đình các bậc phụ huynh cần có sự quan tâm đến trẻ và nên dành thời gian giáo dục, dạy bảo trẻ để trẻ có sự cảm nhận từ tình cảm của người thân tạo một môi trường sống lành mạnh.
– Bố, mẹ nên hạn chế các hành vi bạo lực gia đình trước mặt trẻ.
– Đồng thời gia đình nên có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục thi hành án phạt cấm cư trú như thế nào?
- Thủ tục nhận và xử lý đơn khởi kiện tại Việt Nam
- Quyết định thành lập trường mầm non tư thục khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Mức xử phạt về bạo lực học đường dẫn đến chết người” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Dịch vụ luật sư Bắc Giang, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi đó, căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự có các trường hợp sau:
– Người từ đủ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm về mọi tội phạm
– Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi: Phải chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, đối chiếu với các quy định nêu trên có thể kết luận như sau:
– Học sinh từ đủ 16 tuổi trở lên phạm tội: Phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định.
– Học sinh từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phạm tội: Phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi làm nhục người khác khiến nạn nhân tự tử được xác định là tội phạm nghiêm trọng (điểm b khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự).
Trong đó, mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được nêu rõ tại Điều 101 Bộ luật Hình sự:
– Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 3/4 mức phạt tù điều luật quy định;
– Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: Mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá 1/2 mức phạt tù điều luật quy định.
Còn với học sinh dưới 14 tuổi phạm tội trong trường hợp này sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự với bất kỳ tội phạm nào.
– Chủ động tìm đến nhà trường và gia đình được giúp đỡ: học sinh không được giữ im lặng mà phải báo cho gia đình và nhà trường để được giúp đỡ và ổn định về mặt tinh thần.
– Tránh xa kẻ bắt nạt mình: lựa chọn đi đến những nơi đông người hoặc đi cùng với bạn, cố gắng không chạm mặt hay phản hồi lại kẻ bắt nạt.
– Học cách tự vệ: rèn luyện cho sức khỏe thể chất thật khỏe mạnh, thậm chí có thể tham gia các lớp dạy võ tự vệ để có thể phản kháng lại kẻ xấu trong trường hợp bất đắc dĩ.
– Phối hợp với các cơ quan chức năng: phối hợp cung cấp thông tin, điều tra cùng các cơ quan chức năng, các tổ chức bảo vệ trẻ em để có thể được ổn định tinh thần và xử lý triệt để hành vi bạo lực của kẻ xấu.
– Giữ vững tinh thần: rèn luyện cho mình một sức khỏe tinh thần thật vững vàng để không bị các thành phần bạo lực tác động đến và có khả năng xử lý các tình huống nguy hiểm một cách phù hợp nhất.
Căn cứ Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự như sau :
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.