Vi phạm luật giao thông ở nước ta hiện nay đã không còn là vấn đề xa lạ với cuộc sống hằng ngày. Bởi lẽ, ý thức tham gia giao thông của người dân nước ta vẫn còn thấp, chủ quan và tin tưởng vào bản thân quá nhiều. Chính vì vậy, việc tỷ lệ xảy ra tại nạn ở nước hằng năm đều đáng báo động. Trong đó, tình trạng tham gia giao thông có nồng độ cồn bị xử phạt mạnh mẽ. Vậy có nồng độ cồn khi tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng luật sư X giải đáp.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Nồng độ cồn là gì?
Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn ( bia, rượu), độ cồn này sẽ được tính theo số millilit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C, là phần trăm rượu, bia trong dòng máu và hơi thở của một người.
Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ ethanol vào máu đi khắp cơ thể. Hiện hay, mức xử phạt nồng độ cồn ngày càng gia tăng
Khi nào xử phạt nồng độ cồn
Nghị định 100/2020/NĐ-CP được sửa đổi từ quy định trước đó. Theo nghị định mới người tham gia giao thông bằng xe đạp, xe đạp điện, xe máy, mô tô nếu nồng độ cồn vượt quá mức quy định; thì sẽ bị xử phạt nồng độ cồn theo mức mà pháp luật quy định.
Đối với người điều khiển phương tiện xe mô tô, xe máy khi nồng độ cồn trong cơ thể đạt từ 50mg tới 80mg/100ml máu hoặc 0.25-0.4mg/1 lít khí thở thì các tài xế sẽ bị phạt.
Đặc biệt chú ý và cực kỳ quan trong đối với những người điều khiển phương tiện xe ô tô thì: dù uống nhiều hay ít, chỉ một hớp bia rượu hay một cái nhấp môi thì nếu bị CSGT kiểm tra và phát hiện được thì đều là vi phạm luật.
Mức xử phạt nồng độ cồn
Theo Nghị định 100, mức xử phạt nồng độ cồn đối với người uống rượu, bia lái xe là một trong những mức phạt tăng mạnh nhất, được phân ra 3 mức phạt tùy theo nồng độ cồn đo được từ tài xế.
Mức 1
Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở
- Đối với ô tô: 06 – 08 triệu đồng; tước GPLX từ 10 – 12 tháng
- Đối với xe máy: 02 – 03 triệu đồng; tước GPLX từ 10 – 12 tháng
- Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.
Mức 2
Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở
- Đối với ô tô: 16 – 18 triệu đồng, tước GPLX từ 16 – 18 tháng.
- Với xe máy: 04 – 05 triệu đồng; tước GPLX từ 16 – 18 tháng
- Xe đạp, xe đạp điện: 200.000 – 400.000 đồng.
Mức 3
Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
- Đối với ô tô: 30 – 40 triệu đồng; tước GPLX 22 – 24 tháng
- Đối với xe máy: 06 – 08 triệu đồng; tước GPLX 22 – 24 tháng
- Xe đạp: 600 – 800.000 đồng.
Bị xử phạt nồng độ cồn sai nên làm gì?
Trong quá trình tham gia giao thông; nếu bị cảnh sát giao thông mời vào xử phạt về nồng độ cồn; nếu bạn có căn cứ cho rằng mình không vi phạm, không bị xử phạt về mức xử phạt nồng độ cồn thì có thể tiến hành giải trình.
Tuy nhiên; nếu do khó khăn trong quá trình chứng minh, hoặc cảnh sát giao thông vẫn nhất quyết xử phạt. Bạn có thể vẫn tiến hành nộp phạt; sau đó tiến hành thủ tục khiếu nại ,khởi kiện để xem xét lại quyết định đó; lợi ích của bạn vẫn được đảm bảo. Sau khi bị xử phạt Xử phạt nồng độ cồn sai bạn có 2 lựa chọn; tiến hành khiếu nại quyết định xử phạt vi phạm giao thông hoặc tiến hành khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án
Khiếu nại khi bị xử phạt nồng độ cồn sai
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện trong xử lý vi phạm hành chính. Nếu bạn thấy biên bản xử phạt nồng độ cồn là trái luật thì bạn có thể thực hiện khiếu nại về vấn đề này.
Việc khiếu nại có thể đúng hoặc không đúng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng quyền lợi của mình bị xâm hại. Nếu việc khiếu nại không thành công thì bạn cũng không bị xử phạt.
Đồng thời:
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, khởi kiện nếu xét thấy việc thi hành quyết định xử lý vi phạm của bạn sẽ gây hậu quả khó khắc phục; thì người giải quyết khiếu nại, khởi kiện phải ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định.
Hình thức khiếu nại xử phạt nồng độ cồn
Khoản 1, 2 Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 quy định về hình thức khiếu nại thì khi bị xử phạt nồng độ cồn mà muốn khiếu nại thì bạn được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
Cách 1
Bạn có thể thực hiện khiếu nại bằng đơn,trong đơn khiếu nại phải ghi rõ:
- Ngày, tháng, năm khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại;
- Nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ
Cách 2
Bạn đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại sẽ hướng dẫn bạn viết đơn khiếu nại khi bị xử phạt nồng độ cồn; hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản; và yêu cầu bạn ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản; trong đó ghi rõ nội dung như trường hợp bạn thực hiện khiếu nại bằng đơn.
Lưu ý: Đơn khiếu nại phải do chính bạn ký tên hoặc điểm chỉ.
Khởi kiện khi bị xử phạt nồng độ cồn sai
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.
Bạn có thể tiến hành gửi đơn khởi kiện qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án.Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Toà án thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn, trường hợp gửi đơn qua bưu điện thì ngày khởi kiện là ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
Video Luật sư X đề cập tới vấn đề Mức xử phạt nồng độ cồn hiện nay
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Mức xử phạt nồng độ cồn hiện nay. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan, dịch vụ luật sư tư vấn hình sự, luật sư tranh tụng, luật sư bào chữa trong vụ án hình sự. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Nồng độ cồn là chỉ số đo hàm lượng cồn có trong thức uống có cồn ( bia, rượu), độ cồn này sẽ được tính theo số millilit etanol nguyên chất trong 100ml dung dịch ở 20 độ C, là phần trăm rượu, bia trong dòng máu và hơi thở của một người.
Khi sử dụng rượu bia, dạ dày và ruột non sẽ hấp thụ ethanol vào máu đi khắp cơ thể.
Chưa vượt quá 50mg/100ml máu hoặc 0,25mg/1l khí thở
Đối với ô tô: 06 – 08 triệu đồng; tước GPLX từ 10 – 12 tháng
Đối với xe máy: 02 – 03 triệu đồng; tước GPLX từ 10 – 12 tháng
Xe đạp, xe đạp điện: 80.000 – 100.000 đồng.
Vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở
Đối với ô tô: 30 – 40 triệu đồng; tước GPLX 22 – 24 tháng
Đối với xe máy: 06 – 08 triệu đồng; tước GPLX 22 – 24 tháng
Xe đạp: 600 – 800.000 đồng.
Trường hợp bạn không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai; hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án.